Đăng nhập

Tài khoản  
 
Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn liền với xây dựng nông thôn mới ở Đại Lộc
Người đăng: Admin .Ngày đăng: 22/03/2016 .Lượt xem: 3588 lượt.

Năm 2011, khi huyện Đại Lộc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện đã kịp thời chỉ đạo gắn thực hiện Phong trào với thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là tiêu chí 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí 16 (văn hóa).

Hiệu quả đã thể hiện khá rõ ràng và có tính thuyết phục.

Thông qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của gia đình Việt Nam, xây dựng và bồi dưỡng nhân cách, đạo đức con người, làm cho mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng và xã hội ngày càng khắng khít, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Người dân ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương; gìn giữ mối tình làng nghĩa xóm, phát huy tinh thần tương thân tương ái giúp nhau giảm nghèo bền vững, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp, cải thiện cảnh quan môi trường thôn xóm. Ở nhiều thôn, việc bố trí, sắp xếp nơi ăn ở, sinh hoạt, chỉnh trang xây dựng tường rào, cổng ngõ, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia đình được chú trọng, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới văn minh, hiện đại. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có những chuyển biến tích cực. Công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm 2011- 2015, hằng năm toàn huyện có 84- 89% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; có hơn 75% số gia đình trên 3 năm liên tục đạt chuẩn gia đình văn hóa. Tỉ lệ thôn đạt chuẩn văn hóa hằng năm từ 41- 52%, riêng năm 2015 đạt trên 86%. Có 5 thôn liên tục 5 năm liền đạt danh hiệu thôn văn hóa. Đáng chú ý là thôn Tích Phú- xã Đại Hiệp liên tục 14 năm được công nhận là thôn văn hóa. Tổng số tộc được công nhận tộc họ văn hóa ngày càng nâng lên, năm 2015 đạt 205 tộc. Có 6/17 xã đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (Đại Phong, Đại Minh, Đại Hiệp, Đại An, Đại Hòa, Đại Đồng).

Về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, đến nay đã thành lập Trung tâm Văn hóa- Thể thao ở 14/17 xã; có 6 xã đạt chuẩn cơ sở vật chất văn hóa nông thôn mới (tiêu chí 6); nhiều thôn, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định.

Nhờ gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới mà Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và phát triển khá tốt. Việc thực hiện các nội dung, tiêu chí của Phong trào ngày càng đi vào thực chất; bệnh thành tích, chạy theo số lượng từng bước được hạn chế, khắc phục. Bên cạnh đó, đã huy động tốt được nguồn lực từ nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao, tiêu biểu là các xã: Đại Hiệp, Đại An, Đại Hồng, Đại Cường, Đại Phong, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Lãnh... với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng!

Những vấn đề bức xúc đặt ra 

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông nông mới, trong thời gian đến, theo chúng tôi, cần tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng.

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về bản chất cốt lõi và mục tiêu của chủ trương xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, nhận thức về văn hóa và tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới của một số cán bộ và một bộ phận nhân dân vẫn còn đơn giản, phiến diện dẫn đến cách làm chưa đúng. Trên thực tế, có những địa phương đời sống vật chất được nâng lên nhưng đời sống văn hóa không nâng lên tương xứng, thậm chí còn có biểu hiện suy giảm bản sắc văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa, thôn văn hoá, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới ở một số nơi thiếu tính bền vững, ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện tiêu chí 16 (văn hóa). Đến nay, mới chỉ có 10 xã đạt tiêu chí 16 nhưng có một số thôn mức độ bền vững chưa cao. Điều đó đòi hỏi, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương cần quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chắc chắn sẽ không thể giữ mãi nông thôn cũ để có không gian như ngày xưa nhưng nếu như làm mới mà lại phá tất cả cái cũ thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa ngay chính trên quê hương mình. Còn nhớ, năm 2007, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lúc bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khi về thăm và làm việc tại xã Đại Hiệp (Đại Lộc) đã căn dặn: Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là sao chép nguyên xi mô hình của nước ngoài mà phải có tiếp thu chọn lọc; chúng ta không được để nông thôn Việt Nam giống như đúc nông thôn của Pháp, của Mỹ, của Hàn Quốc…Lời căn dặn này rất có ý nghĩa đối với cán bộ, nhân dân địa phương khi thiết kế, xây dựng các thiết chế văn hóa phải sao cho vừa hiện đại, vừa giữ được cốt hồn dân tộc. Mặt khác, công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở nông thôn phải tiến hành thường xuyên, kiên trì. Mỗi cán bộ xã, thôn cần làm gương, vận động, tổ chức cho nhân dân giữ được nét đẹp “thuần phong mỹ tục” của quê hương, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu, những biểu hiện phi văn hóa: lai căng, bệnh hình thức, lãng phí trong đời sống sinh hoạt ở nông thôn, nhât là trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Vấn đề thứ hai là phải sử dụng phát huy hết công suất của các thiết chế văn hóa- thể thao xã, thôn đã được xây dựng. Hiện nay, công suất sử dụng của các thiết chế này dù rất cố gắng cũng chỉ mới đạt khoảng 30-40% với những hoạt động chủ yếu của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao và sinh hoạt hội họp của tổ chức đoàn thể. Việc triển khai các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao tại đây còn rất đơn điệu, gây lãng phí về kinh phí đầu tư. Một số thiết chế văn hóa- thể thao xã, thôn xây dựng xong vẫn phải hoạt động cầm chừng vì thiếu trang thiết bị phục vụ. Trong thời gian đến, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện nên có sự phối hợp liên tịch trong chỉ đạo thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao; đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động và đảm bảo thiết thực về nội dung, khơi dậy cho được mọi tiềm năng sáng tạo, tạo mọi điều kiện để đông đảo quần chúng tham gia sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ cac giá trị văn hóa. Đặc biệt, phải phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc huy động lực lượng, tài năng, khai thác cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp chính quyền cần tăng cường quan tâm đảm bảo trang thiết bị và kinh phí cần thiết cho hoạt động của các thiết chế văn hóa- thể thao cơ sở gắn với nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế này. 

Vân Trình

[Trở về]
Các tin mới hơn:
ĐẠI HIỆP- MỘT CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Kiểm tra công tác xây dựng NTM tại các xã Đại Thắng, Đại Lãnh và Đại Hưng
Đại Lộc tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017
Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Đại Lộc thành lập Đoàn công tác về kiểm tra việc chuẩn bị và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2017 tại các xã Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Thắng.
Các tin cũ hơn:
Đại Hồng công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới
Đại Lộc đánh giá kết quả 4 năm xây dựng nông thôn mới
Đại Hiệp gắn xây dựng đời sống văn hóa với xây dựng nông thôn mới
Đại Chánh phát động thi đua xây dựng nông thôn mới
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Đại Lộc
Nhân dân đóng góp xây dựng Cầu Bầu Làng
Đại Phong vững tiến
Đôi nét về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đại Quang