Sinh ra và lớn lên tại thôn Tây Lễ- xã Đại Thạnh. Nơi đây là khu căn cứ địa Cách mạng, có nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội đóng quân, cửa ngõ tiếp giáp các huyện Quế Sơn, Duy xuyên. Nhiều khu căn cứ địa cách mạng, nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Bệnh viện 76, bệnh viện Y 10, bệnh viện B2, Dốc Gió A, Dốc Gió B, Dốc Ông Thủ, Khe Hoa, Khe Rằng, Đồi 530, Cao điểm 664. Bãi Dân công v..v... Theo tiếng gọi của quê hương, 18 tuổi anh Phan Thanh Dũng đã tham gia cách mạng, vào lực lượng vũ trang, chiến đấu khắp nơi trong huyện. Sau năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng, anh xuất ngũ về quê xây dựng gia đình làm ăn sinh sống, là thương binh 2/4, mang trên mình vết thương đau nhứt khi trái gió trở trời. Xây dựng gia đình từ 2 bàn tay trắng, nhà đông con, cuộc sống vô cùng khó khăn, anh cố gắng tập trung lao động làm kinh tế, nuôi con ăn học. Bên cạnh nổi lo ổn định kinh tế gia đình trong anh còn đau đáu một nổi niềm. Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nhưng nhiều đồng đội của anh vẫn còn ở khắp núi rừng chưa được mồ yên mã đẹp, bao gia đình còn xót xa khi chưa tìm thấy hài cốt người thân. Từ sự trăn trở đó, nghe tin có hài cốt liệt sĩ ở đâu trên quê hương, dù khó khăn đến mấy anh cũng lặn lội kiếm tìm. Có khi dự kiến chuyến đi trong vòng 3,4 ngày, nhưng do địa hình núi rừng thay đổi, dấu vết không còn hoặc gặp khi mưa to gió nước lớn, ở lại trong rừng 15-20 ngày mới tìm được mộ, lương thực hết phải ăn rau rừng, nhưng anh không nản lòng, cứ thế hết đợt này đến đợt khác. Nhiều thân nhân liệt sĩ ở các tỉnh phía Bắc vào tìm mộ người thân, nghe tin anh cũng đến nhờ giúp đỡ. Anh sẵn lòng dàn xếp việc gia đình đưa họ vào rừng tìm hài cốt. Anh tâm sự: “Dù khó khăn đến mấy tôi cũng giúp đỡ để các gia đình thân nhân lệt sĩ hoàn thành tâm nguyện tìm thấy được hài cốt người thân đưa về quê nhà”. Vì vậy, anh động viên vợ, con cáng đáng việc gia đình để anh có thời gian cùng tham gia tìm mộ liệt sĩ thất lạc. Tìm thấy giá trị nhân văn, việc làm nhân nghĩa của chồng , vợ anh vui vẻ để anh làm theo ý nguyện. Nhiều người đến Đại Thạnh tìm hài cốt liệt sĩ đã từng được gia đình anh tạo điều kiện về nơi ăn, chốn ở trong thời gian dài không tính toán thiệt hơn. Đã để lai ấn tượng tốt về con người, mãnh đất Đại Lộc mang đậm truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của bao thế hệ cha, ông đã ngã xuống trên mãnh đất thân yêu này. Từ năm 2002 đến nay, anh Phan Thanh Dũng cùng với thân nhân hoặc các đoàn công tác của huyện, của tỉnh, của các đơn vị… tìm về các khu căn cứ cách mạng năm xưa như: Bệnh viện Y10, bệnh viện 76, Dốc ông Thủ, Cao điểm 664, Bãi dân công … phát hiện và qui tập 86 mộ liệt sĩ, trong đó qui tập vào nghĩa trang 25 mộ, chuyển về các tỉnh phía Bắc 61 mộ. Với anh mỗi chuyến đi là một kỷ niệm đáng nhớ. Anh tâm sự: “Những kết quả tôi làm được không phải là thành tích, mà là việc làm nhân nghĩa, đạo lý vốn có của dân tộc Việt Nam, để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết yêu thương, biết cống hiến, biết trân trọng quá khứ vinh quang một thời máu lửa ”. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc đã chú trọng công tác “ Đền ơn dáp nghĩa”, lo cho các liệt sĩ có mồ yên mã đẹp. Chỉ tính từ năm 2002- 2010 toàn huyện đã tìm kiếm và qui tập 227 hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang, tổ chức long trọng lễ truy điệu. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho thân nhân liệt sĩ đưa 231 hài cốt liệt sĩ về quê, chủ yếu là ở các tỉnh phía bắc. Đến nay, toàn huyện đã đưa vào an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ 7683 mộ. Từ nguồn kinh phí của các cấp, 10 năm qua, toàn huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa phần mộ; xây dựng, nâng cấp nhà bia; tu bổ, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Nhiều nghĩa trang được chăm sóc chu đáo, trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quang khang trang, sạch đẹp. Hằng năm nhân các ngày lễ, ngày tết… nhân dân trong huyện đến viếng hương, đặt vòng hoa thành kính tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trọn đời mình cho tổ quôc, cho dân tộc. Công tác “ Đền ơn đáp nghĩa” vẫn luôn được Đảng bộ huyện Đại Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thông chính trị.
|