Đăng nhập

Tài khoản
LƯỢC SỬ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT HUYỆN ĐẠI LỘC 1930 - 2010
Người đăng: Quản trị .Ngày đăng: 11/10/2012 .Lượt xem: 8825 lượt.
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC (1930-1945) Ngày 03 tháng 02 năm 1930. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Ngay sau khi Đảng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương thành lập Hội phản đế Đồng Minh (18/11/1930), hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
           Sự ra đời của Mặt trận gắn liền với sự ra đời của Đảng và ngay từ đầu đã định ra những vấn đề cơ bản về chủ trương, chính sách, phương pháp để tổ chức và xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất.

 
         Mặt trận ra đời đã phát động cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, đã giúp quần chúng đấu tranh giành được những quyền lợi thiết thực như tăng lương, giảm giờ làm, giảm thuế …phong trào Phản đế đã ăn sâu vào các quần chúng công nông và tiểu tư sản, xây dựng được khối liên minh công nông chặt chẽ, mở đầu trang sử vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.

Được các đảng viên tuyên truyền, vận động ở huyện Đại Lộc, từ giữa những năm 1930, nhân dân khắp huyện đã có nhận thức và cảm tình về Cộng sản và Cách mạng. Mặc dù kẻ địch cấm đoán, nhưng mọi người vẫn rỉ tai cho nhau nghe về các khẩu hiệu của Đảng : “Đánh đổ Đế quốc Pháp và Nam Triều phong kiến”, “Đông Dương hoàn toàn độc lập” “Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân nghèo” kêu gọi nông dân đoàn kết chống sưu cao, thuế nặng, quyên góp tiền bạc ủng hộ cách mạng. Ở những nơi trong huyện như: Quảng Huế, Giao Thuỷ, Ái Nghĩa đã xuất hiện Cờ đỏ Búa liềm, truyền đơn và các tài liệu cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

Từ năm 1936 chủ trương của Mặt trận dân chủ Đông Dương do Trung ương Đảng đề xướng thông qua các chi bộ Đảng ở Đại Lộc đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng của nhân dân huyện nhà.

Những hình thức phản kháng chính sách bắt đi xâu của Thực dân Pháp được nhân dân áp dụng như nhiều người bỏ đi làm ăn ở xa hoặc nếu đến ngày đi xâu thì giả vờ đau… Nếu ai bị bắt đi thì khi đến nơi tổ chức bãi công, phá hoại công cụ lao động.

Sau khi Mặt trận Bình dân ở Pháp ra đời, tổ chức Thanh niên dân chủ được mở rộng ra toàn huyện và có nhiều hoạt động sôi nổi. Nhóm Thanh niên dân chủ trường tiểu học Mỹ Hoà cho ra đời tờ báo “Nói” và tờ báo “Tập làm văn”. Nhóm thanh niên Tổng Đức Hạ lập tiệm sách “Bình dân” để lưu hành sách báo cách mạng và tiến bộ. Thanh niên các tổng còn thường xuyên tổ chức các hoạt động, vui chơi, giải trí như leo núi, tắm sông, đá bóng… Các hình thức trên không chỉ lôi cuốn thanh niên, học sinh, các địa phương trong huyện mà còn lôi cuốn thanh niên, học sinh các tổng Quảng Hoà, An Lễ và Phú Mỹ của phủ Duy Xuyên đang theo học ở các trường Mỹ Hoà, Phú Hương. Ở làng Phú Phước (Tổng Phú Mỹ), một số thanh niên tiến bộ cũng lập ra tờ báo “Làng”. còn ở làng Gia Cốc có tờ báo “Trẻ”.

Các tổ chức quần chúng biến tướng như Hội Lợp nhà, Hội Tương tế, Hội Trợ tang được mở rộng và thu hút khá đông hội viên.

Các báo chí tiến bộ như Dân chúng, Tin tức, Đấu tranh, Lao động… đã được lưu hành rộng rãi trong hàng ngũ thanh niên, học sinh và quần chúng có cảm tình với cách mạng ở Đại Lộc. Thông qua các báo chí công khai do Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo, tiếng nói của Đảng được truyền bá rộng rãi, ảnh hưởng của Đảng được phổ cập đến quần chúng tiến bộ. Nhờ đố nhiều nguòi trong mọi tầng lớp đã hiểu hết được thời cuộc, thôi thúc họ nghe theo tiếng nói của Đảng, đứng dậy đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ.

Đầu năm 1937, phái bộ điều tra tình hình Đông Dương của chính phủ bình dân Pháp do Guy-xtanh Gô- đa cầm đầu đến Việt Nam. Trung ương Đảng thông qua Mặt trận dân chủ Đông Dương là “đưa hết lực lượng, dùng hết phương pháp, làm thế nào để thực hiện cho được mặt trận dân chủ”.

Ngày 28 tháng 3 năm1937 Gô-Đa đến Đà Nẵng , theo chủ trương của Tỉnh uỷ Quảng Nam, nhân dân các phủ, huyện trong tỉnh đã kéo về Đà Nẵng biểu dương lực lượng và đưa các yêu sách cho đoàn điều tra, ở Đại Lộc, Chi bộ Tổng Mỹ Hoà do đồng chí Trương Kim Ấn và Lương Văn Quế dẫn đầu đoàn đại biểu đến Đà Nẵng, đồng thời cử đồng chí Bùi Thương và Ngô Quang Tân dẫn đầu đoàn đại biểu khác đến Thi Lai (Duy Xuyên) nơi mà theo chương trình Gô- Đa sẽ đến sau khi thăm Đà Nẵng. Khẩu hiệu tuyên truyền vận động là: “Hoan hô Mặt trận Bình dân Pháp”; “Hoan nghênh Đaị sứ  lao công Gô-Đa”; “Đả đảo bọn phát xít”…phái bộ Gô-Đa đi đến đâu, các đoàn đại biểu đều tranh nhau đưa đến tận tay Gô-Đa những đơn từ yêu sách, kiến nghị, dân nguyện vv…

Cuộc đón tiếp Gô-Đa lần này là một cuộc biểu dương lực lượng quần chúng có thiện chí với cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên Đảng tập dượt cho quần chúng xuống đường đấu tranh với bọn  Thực dân Pháp và bọn tay sai, để cải cách dân chủ cải thiện dân sinh.

Tháng 08 năm 1937, Hội dân biểu Trung kỳ mở cuộc bầu cử dân biểu khoá  III. Cuộc tuyển cử lần này diễn ra như cuộc đấu tranh chính trị giữa hai thế lực, một bên là những ứng cử viên yêu nước tán thành Cương lĩnh của Mặt trận dân chủ, một bên gồm những ứng cử viên quan lại là tay chân của Thực dân Pháp. Chúng ta lợi dụng báo chí công khai để cổ động tuyển cử. Chúng ta đã tố cáo bộ mặt lừa bịp của địch và kêu gọi tinh thần trách nhiệm của nhân dân vận động không bỏ phiếu cho những kẻ xấu và hướng đến bỏ phiếu cho những nhân sĩ đại diện cho Mặt trận dân chủ. Kết quả trong cuộc bầu cử này ứng cử viên Phan Thanh đã đánh bật đối phương, giành thắng lợi với đa số phiếu áp đảo.

Sau khi Phan Thanh qua đời, tiếp đến là cuộc bầu cử bổ sung thay thế cho dân biểu Phan Thanh, ứng cử viên Đặng Thai Mai đắc cử với đa số phiếu. Đặng Thai Mai đắc cử lần này phản ảnh một cách hùng hồn rằng quần chúng nhân dân đã có cảm tình sâu sắc với Đảng, tin tưởng ở Đảng và nghe theo Đảng.

           Có thể nói, trong giai đoạn 1936 – 1939 phong trào cách mạng ở Đại Lộc đã giành những thành tựu có tính chất nhảy vọt, tạo ra những bước ngoặc rõ rệt. Nếu trong các năm 1930 – 1935, phong trào cách mạng ở địa phương bắt đầu chớm nở, ngọn lửa cách mạng bắt đầu bùng cháy thì đến ngày 09 tháng 12 năm 1937 Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Đại Lộc ra đời đã trở thành nhân tố Quyết định mọi thắng lợi của phong trào cách mạng ở huyện Đại Lộc. Ảnh hưởng của Mặt trận dân chủ Đông dương, các tổ chức biến tướng của Đảng được thành lập và tập hợp đông đảo quần chúng tham gia. Những hoạt động bí mật, công khai và bán công khai được kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Các phong trào đấu tranh đòi thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh được quần chúng tham gia hưởng ứng rộng rãi.

 Trong lúc phong trào Cách mạng đang có những chuyển biến, ngày 01/09/1939 Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Mùa Thu năm 1940 Phát xít Nhật vào Đông Dương, bọn Thực dân Pháp ở Đông Dương đã quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Nhật, từ đây nhân dân ta phải sống dưới hai tầng áp bức: Phát xít Nhật và Thực dân Pháp.

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, Đảng kịp thời xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng Đông Dương, do đó đã quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Phản đế Đông dương (tháng 11/1939). Đến năm 1941, nhận rõ sự chuyển biến của tình thế Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội- gọi tắt là Mặt trận Việt Minh (19/5/1941).

Cũng như cả nước và cả tỉnh, giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, bỗng chốc bị địch khủng bố đàn áp ác liệt vào đầu năm 1940, song ngọn lửa đấu tranh cách mạng vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân.

Sau hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Nam mở rộng tại Chùa Hang (Tam Kỳ), các đồng chí Tỉnh uỷ phân công về các phủ huyện, củng cố lại các tổ chức Đảng ở huyện và cơ sở. Tiếp thu Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc thành lập Mặt trận Việt Minh để làm ngọn cờ hiệu triệu và tập hợp toàn dân, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh.

Dưới ánh sáng chủ trương của Đảng, được sự chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh uỷ, các chi bộ Đảng ở Đại Lộc đã phát động phong trào Cứu quốc rộng rãi trong huyện theo chương trình của Mặt trận Việt Minh. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các tổ chức quần chúng Cứu quốc được thành lập ở nhiều tổng, xã. Tổng Mỹ Hoà có 25 làng thì đã có 13 làng có tổ chức quần chúng. Tổng Hoà Đạo đã xây dựng được một tổ chức Lão thành cứu quốc ở Lập Thạch và một tổ chức Nông dân cứu quốc ở Hữu Trinh.([1])

Các nhóm Phản đế trước đây ở các Tổng Đại An, Mỹ Hoà, Đức Hạ nay đổi thành các nhóm Cứu quốc và tích cực hoạt động nhằm tập hợp nhiều quần chúng tiến bộ.

            Trong không khí sôi động ấy, nhân ngày Quốc tế lao động (1/5) năm 1942, các cơ sở Đảng ở Đại Lộc đã tổ chức mít ting, biểu dương lực lượng, tăng cường tuyên truyền về Mặt trận Việt Minh. Truyền đơn, sách báo cứu quốc bí mật được phân phát đến tay quần chúng tiến bộ. Khẩu hiệu, truyền đơn cũng được rãi ở những nơi đông người qua lại như chợ Quảng Huế, chợ Ái Nghĩa, chợ Cầu Chìm, chợ Gia Cốc, chợ Ngọc Kinh… Trên cơ sở đó, phong trào Cứu quốc được mở rộng ra nhiều làng ở các tổng Hoà Đạo, Đại An và Đức Thượng. Toàn huyện đã xây dựng được ba Ban vận động Việt Minh ([2])

Giữa năm 1942 ở Quảng Nam nói chung và Đại Lộc nói riêng, phong trào cách mạng gặp nhiều thử thách mới hơn lần trước do địch tiến hành khủng bố ráo riết.

Tháng 8 năm 1942, Uỷ Ban vận động Việt Minh của Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập, đã đề ra các chủ trương khôi phục lại cơ sở Đảng và phong trào quần chúng. Các chủ trương trên đây được triển khai và thực hiện nhanh chóng, cán bộ và quần chúng đều sốt sắng chấp hành nên chỉ trong một thời gian ngắn, các tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng trong tỉnh được phục hồi, nhiều nơi đã phát triển.

            Ở Đại Lộc giữa năm 1945 các đảng viên vừa mới ra tù cùng các đảng viên và hội viên trong các tổ chức Cứu quốc còn lại đã bắt tay ngay vào hoạt động.

            Tổng Mỹ Hoà, phong trào phát triển khá rầm rộ, Chi bộ Đảng đã thông qua Hội Truyền bá quốc ngữ để tập hợp quần chúng, nhất là anh em nhân sĩ, trí thức. Tổng Đức Hạ ta lồng nội dung hoạt động vào trong tổ chức Thanh niên Phan Anh để hướng các hoạt động của thanh niên theo chương trình Mặt trận Việt Minh. Ở Tổng Đức Thượng phong trào truyền bá quốc ngữ ở địa phương đã tập hợp hàng trăm học sinh tham gia. Ở tổng Đại An, hàng trăm nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng cứu nước. Tổ chức Việt Minh được thành lập ở Hà Nha.

             Phong trào cách mạng ở các Tổng An Lễ, Phú Mỹ, Quảng Hoà, Phủ Duy Xuyên lúc này đã hoà nhập nhanh chóng với các địa phương khác. Đồng chí Phan Bá (Phan Bình) Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Phủ uỷ Duy Xuyên được Phủ uỷ phân công phụ trách các địa phương Bắc sông Thu Bồn đã tích cực được xây dựng và phát triển tổ chức Việt Minh ở các địa phương này.

            Nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và thống nhất phong trào cách mạng trên toàn huyện được triệu tập, hội nghị Việt Minh toàn huyện. Hội nghị thống nhất lập Uỷ ban vận động Cứu quốc huyện Tây Bắc (mật danh huyện Đại Lộc) do đồng chí Ngô Quang Tám phụ trách (Đây là tổ chức tiền thân của Mặt trận Việt minh - Tổ chức Mặt trận đầu tiên ở Đại Lộc). Uỷ ban có nhiệm vụ thống nhất đầu mối các đội Cứu quốc toàn huyện, đồng thời giúp các địa phương xây dựng lực lượng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa.

            Trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa, Uỷ ban Mặt trận Việt Minh các làng đã tổ chức họp mít ting thông báo về sự thất bại của Phát xít Nhật ở Đông - Bắc Trung Quốc, Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh vô điều kiện; đối với tình hình cách mạng trong nước thì thời cơ đã đến, đồng bào sẵn sàng chờ lệnh xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền. Sau cuộc mít ting là hoạt động tổ chức tuần hành. Thanh niên và Tự vệ được được trang bị gậy gộc, giáo mác, mã tấu canh gác địa phương ngày đêm.

            Theo kế hoạch đã định sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, nhân dân các tổng, lần lượt về tập kết ở sân vận động huyện ở làng Đông Lâm.([3])

            Do tình hình khẩn trương và khí thế quần chúng sôi nổi, nên mỗi khi một đoàn biểu tình của các tổng đến, Uỷ ban vận động khởi nghĩa huyện cử người ra đọc lời hiệu triệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mười chính sách của Mặt trận Việt Minh, tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời của huyện. Đến 13 giờ cùng ngày, trước khí thế đông đảo của quần chúng, tên tri huyện Trần Điền phải xin giao nộp huyện đường, ấn, triện và toàn bộ hồ sơ liên quan đến chế dộ Thực dân phong kiến cho Cách mạng và xin đầu hàng. Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Đại Lộc được thành lập do đồng chí Ngô Quang Tám làm Chủ tịch, ra mắt trước nhân dân toàn huyện tại trụ sở huyện đường. Uỷ ban vận động Cứu quốc huyện Tây Bắc chuyển thành Mặt trận Việt Minh do đồng chí Hồ Phước Tâm Huyện uỷ viên làm Chủ nhiệm. Đây là đồng chí Chủ tịch Mặt trận đầu tiên của huyện ta.

            II/ Mặt trận Việt Minh - Mặt trận Liên Việt và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở huyện Đại Lộc trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 – 1975)

           Cách mạng tháng Tám thành công, tại Vườn hoa Ba Đình, ngày 02 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

          Chuyển sang thời kỳ phát triển mới của cách mạng, Chính quyền nhân dân được thành lập từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước. Mặt trận Việt Minh không còn làm chức năng chính quyền như trước nữa. Hoạt động của Việt Minh nhằm củng cố và phát triển tổ chức của Mặt trận, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, làm chỗ dựa cho chính quyền và động viên quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

           Chính quyền vừa mới giành được trong Cách mạng tháng Tám chưa kịp củng cố và phát triển, phải đối phó với thù trong, giặc ngoài vô cùng phức tạp, trước tình thế đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945 Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến Kiến quốc”

           Thông qua các đoàn thể Cứu quốc hoạt động của Mặt trận Việt Minh ở huyện đã tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tự nguyện và hăng hái tham gia các phong trào “Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm”

           Để chống giặc đói thì nơi nơi trong hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng không được bỏ một tấc đất hoang. Đi đôi với tăng gia sản xuất thâm canh trên đồng ruộng, còn phải thực hành tiết kiệm, quyên góp hủ gạo cứu đói.

           Để chống giăc dốt thì xóm nào, đêm nào cũng có người lớn, trẻ  em cắp sách đến trường bình dân học vụ. Bình dân học vụ trở thành phong trào của toàn dân. Có những bà mẹ già, cụ phụ lão sáu, bảy mươi tuổi cũng ham học, tối trời mưa gió cũng không chịu nằm nhà.

           Để chống ngoại xâm, hưởng ứng chủ trương của Chính Phủ cuộc vận động Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ Đồng được tổ chức để mua sắm và đúc vũ khí cũng đạt nhiều kết quả. Người có vàng thì góp vàng, không có vàng thì góp đồng. Nhiều người góp cả thau nồi và đồ cúng bằng đồng. Kết quả toàn huyện góp được 2,2 kg vàng và 1,5 tấn đồng ([4]).

            Song song với việc làm trên Mặt trận cùng với các đoàn thể vận động và tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua Tổng tuyển cử bầu Quốc hội xây dựng Hiến pháp (1/1946), bầu cử Hội đồng nhân dân Tỉnh (2/1946) và sau đó là bầu cử Hội đồng nhân dân xã. Qua những lần tham gia bầu cử người công dân Việt Nam lần đầu tiên đã thực hiện quyền làm chủ Nhà nước của mình, làm cho chính quyền thực sự là của dân, gắn bó với nhân dân. Khối đoàn kết toàn dân đã thực sự trở thành hậu thuẩn vững chắc trong việc xây dựng và củng cố chính quyền.

             Nhằm đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển tổ chức Mặt trận, vào tháng 5 năm 1946 Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt). Trên cơ sở đó vào giữa năm 1946, Hội Liên Việt huyện Đại Lộc cũng được thành lập, thu hút những đảng phái và cá nhân vì lẽ này hay lẽ khác chưa tham gia Việt Minh. Nhằm tập hợp tầng lớp trí thức còn lại, Đảng dân chủ huyện được thành lập do đồng chí Nguyễn Kiều làm Bí thư. Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh nay cũng hình thành tổ chức lấy tên là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện …

            Giữa lúc nhân dân ta phải đương đầu với ba khó khăn về kinh tế, văn hoá, xã hội và nguy hiểm nhất là nạn thù trong, giặc ngoài, thực dân Pháp đã âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

             Đầu tháng 3 năm 1947 giặc Pháp bắt đầu tấn công lên Đại Lộc, đến tháng 6 hầu hết các xã trong huyện đã bị Pháp chiếm đóng. Vùng tự do của Đại Lộc chỉ còn hai xã Đại Hồng, Đại Lãnh và vùng rừng núi là Bến Hiên và Bến Giằng. Nhiệm vụ đầu tiên của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và các đoàn thể là tập hợp và động viên quần chúng tham gia và phục vụ kháng chiến. Đến cuối năm 1947 để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến đang và có những khởi sắc Huyện uỷ đã củng cố thêm một bước tổ chức Đảng, Chính quyền Mặt trận đoàn thể. Đồng chí Hồ Phước Tân tiếp tục làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh.

            Những thắng lợi vào cuối năm 1949 đến năm 1950, chứng tỏ cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Lộc bước sang thời kỳ mới, bước chuyển này đòi hỏi ta phải có chủ trương và biện pháp lãnh đạo nhằm đưa cuộc kháng chiến tiếp tục phát triển. Đến tháng 9 năm 1950, Huyện uỷ đã cải tiến phương thức tổ chức và tập hợp quần chúng, chỉ đạo cho các xã phân công các cấp uỷ viên phụ trách Mặt trận Việt Minh, Liên Việt và cán bộ các đoàn thể phải về tận cơ sở thực hiện phương châm “cán bộ bám sát quần chúng”. Hoạt động của các đoàn thể nhờ vậy càng diễn ra sôi nổi. Nông dân có phong trào tăng gia sản xuất, phụ nữ có phong trào học nghề, phong trào nuôi dưỡng bộ đội du kích, lão thành có phong trào tham gia bạch đầu quân, đoàn viên thanh niên có phong trào chống địch bắt lính, phong trào tình nguyện xung phong lên đường đầu quân giết giặc, Mặt trận Việt Minh, Liên Việt huyện và các xã làm việc với tinh thần khá tích cực “đưa Mặt trận từ chỗ thiếu ảnh hưởng đến với quần chúng đến chỗ quần chúng tôn trọng, mến phục([5])

             Ngày 03 tháng 3 năm 1951 Đại hội toàn quốc Mặt trận thống nhất Việt Minh và Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) Chính cương của Mặt trận là “đoàn kết các tầng lớp nhân dân, lấy công nông làm nền tảng để kháng chiến kiến quốc, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa cải thiện dân sinh”… Ở huyện Đại Lộc sau hội nghị Huyện uỷ mở rộng tại xã Đại Hồng (Tháng 5/1951) thực hiện chủ trương của cấp trên Mặt trận Việt Minh – Liên Việt cũng được thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. Đồng chí Lương Cần Huyện uỷ viên được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Đại Lộc. Từ tháng 2 năm 1952 đến tháng 5 năm 1954 đồng chí Trần Khiết được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

              Giữa lúc cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, tháng 12/1953 Trung ương ban hành Luật Cải cách ruộng đất. Mặt trận Liên Việt huyện một mặt tích cực tham gia phát động nông dân thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất nhằm động viên khí thế cách mạng của nông dân, tăng cường liên minh công nông, góp phần quan trọng củng cố và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt khác, Mặt trận thi hành những chính sách và biện pháp cụ thể để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nhân sỹ, thân sỹ yêu nước, triệt để phân hoá giai cấp địa chủ, ổn định tư tưởng và đoàn kết những địa chủ kháng chiến cùng con em họ đang tham gia công tác ở hậu phương hay ngoài tiền tuyến.

            Cải cách ruộng đất của Đảng đã thực hiện được khẩu hiệu người cày có ruộngmột khẩu hiệu chiến lược cực kỳ quan trọng trong “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, kết quả cải cách ruộng đất trong vùng tự do đã tác động đến tinh thần chiến đấu của nông dân vùng tạm chiếm, đặc biệt nó động viên mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội du kích đang chiến đấu ngoài mặt trận.

           Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Bước vào thời kỳ mới đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Đại Lộc phải giải quyết một nhiệm vụ vô cùng khó nhăn, thử thách. Tháng 8 năm 1954 địch bắt đầu đưa quân đến Đại Lộc, đánh phá phong trào cách mạng huyện nhà, và từ đây ở Đại Lộc nói riêng cũng như toàn miền Nam không còn một tổ chức nào đứng ra để tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh.

           Ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận ra lời kêu gọi: “Tất cả hãy đứng lên, tất cả hãy doàn kết lại! Hãy xiết chặt hàng ngũ để chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng, đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm.

             Ở huyện Đại Lộc, hoạt động của tổ chức Mặt trận dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Bản Tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã vạch ra Cương lĩnh cho phong trào cách mạng của nhân dân huyện Đại Lộc, để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Trong quá trình đồng khởi giành quyền làm chủ về tay nhân dân, Mặt trận thực hiện một số chức năng của chính quyền phôi thai, về sau có vùng giải phóng thì chuyển thành Uỷ ban nhân dân tự quản.

            Phối hợp với lực lượng vũ trang của huyện, đang mở rộng những đợt phá thế tìm, diệt ác ôn, đánh vào các cơ quan Hội đồng xã, Mặt trận đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị với nhiều hình thức và phương pháp thích hợp. Phong trào đấu tranh chính trị đã động viên già, trẻ, gái, trai mặt đối mặt với quân thù để chống càn quét, tiếp tục phá tan chính quyền địch ở thôn xã, cô lập và tiêu diệt bọn ác ôn, đầu sỏ, vận động hàng trăm binh sĩ, nhân viên nguỵ quyền trở về với nhân dân. Nhân dân đã hăng hái vót chông, cắm chông, rào làng chiến đấu hoặc làm trinh sát liên lạc, tiếp tế, khiên thương cho quân giải phóng. Ta biến Ấp chiến lược thành làng chiến đấu, khu chiến đấu, mọi hoạt động của Mặt trận được dồn vào việc tổ chức lực lượng chính trị để phá tan hệ thống “Ấp chiến lược” được coi là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”. Đến cuối năm 1964 vùng B cơ bản được giải phóng (chỉ còn chót Gò Rùa, xã Lộc Sơn do địch chiếm giữ), ta đã hình thành Ban tự quản ở 65 thôn và Uỷ ban nhân dân tự quản. Mặt trận dân tộc giải phóng ở các xã cũng được hình thành. Các đoàn thể giải phóng (thành viên của Mặt trận) đi vào sinh hoạt, dân cử ra Ban Chấp hành các hội, đoàn thể. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, y tế, bình dân học vụ được tổ chức làm cho khí thế cách mạng ở vùng giải phóng thật sôi động. Trường Duy Mỹ ngôi trường đầu tiên ở vùng giải phóng (vùng B) được thành lập.

             Năm 1965 Mỹ chuyển từ “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”. Đến cuối năm 1966 ở huyện ta đã có mặt quân Viễn chinh Mỹ chiếm đóng. Trong các cuộc càn quét chúng đi đến đâu thì đốt nhà, cướp phá, bắn bừa, giết ẩu, bắt lấp giao thông hào, giật phá hầm trú ẩn, phá làng chiến đấu, xăm hầm bí mật… Mức độ hoạt động của phi pháo từ khi quân Mỹ vào cũng tăng lên gấp bội, nhất là khi chúng đã mở rộng việc chốt điểm đóng quân thì chúng bắn pháo cầm canh cả ngày và đêm vào các vùng chung quanh  các đồn bốt để ngăn chặn ta hoạt động. Đi đôi với đánh phá của Mỹ là hoạt động chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, lôi kéo dân vào vùng địch của những phần tử xấu và bọn gián điệp được địch cài lại hoặc tung vào ta. Tất cả hành động của Mỹ - Nguỵ đều nhằm vào mục đích “tìm diệt và bình định”

             Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận, toàn huyện đã dấy lên khí thế chống Mỹ sôi nổi với khẩu hiệu Tìm Mỹ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt”, “níu thắt lưng địch mà đánh, đạp lên đầu thù mà diệt”.

Sau khi Huyện uỷ phát động “ba bám(cán bộ bám dân, dân bám đất, du kích bám địch) Mặt trận động viên quân và dân kiên quyết bám trụ xóm làng, ruộng vườn, giữ vững quyền làm chủ, phá tan âm mưu “Bình định” lấy đất, giành dân của địch. Hội Phụ nữ phát động 4 đảm đang (đảm đang chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đảm đang đấu tranh chính trị, binh địch vận, đảm đang sản xuất, xây dựng gia đình nuôi dạy con cái, đảm đang công tác hậu phương, tham gia vào các ngành, các cấp). Nông dân phát động phong trào “ Nắm chắc tay cày, tay súng” “Hiến kế diệt Mỹ” Đoàn Thanh niên phát động làm theo lời Bác, thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thi đua 5 xung phong (xung phong tòng quân giết giặc, tham gia thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến, đấu tranh chính trị, xung phong binh vận chống địch bắt lính, xung phong sản xuất bảo vệ sản xuất, đóng góp kháng chiến), Thiếu niên phát động phong trào “tuổi nhỏ chí lớn, làm việc anh hùng”. Nhờ có ba bám mà dân trụ lại hợp pháp đấu tranh với địch làm chỗ dựa cho bộ đội du kích đánh địch. Ta tiếp tục phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ, mở rộng và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, đặc biệt là xây dựng vùng B không những trở thành hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến ở huyện Đại Lộc mà còn là địa bàn trụ lại đồng bằng của các cơ quan Ban, Ngành tỉnh và Tỉnh uỷ (từ đầu 1965 đến 1967, cơ quan Tỉnh uỷ Quảng Đà đóng tại Lộc Quý).

Thắng lợi vang dội về quân sự của bộ đội du kích ở các địa phương, cùng với những thành tích trong việc mở rộng và xây dựng vùng giải phóng đã làm cho uy tín của Mặt trận ngày càng cao và có sức hấp dẫn lan rộng đến các tầng lớp nhân dân trong các vùng địch tạm chiếm. Động viên, thôi thúc quân dân Đại Lộc ngày đêm ra sức chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậymùa xuân năm 1968 với khí thế hào hùng chưa từng có – “một ngày bằng 20 năm”.

             Ở Đại Lộc trong năm 1968 do ta dồn sức vào các đợt tổng tiến công và nổi dậy liên tục, tuy giành được thắng lợi nhưng thực lực kháng chiến cũng có phần bị hao mòn. Địch vừa ra sức phòng thủ thị trấn, quận, huyện, đồng thời nhân lúc ta đuối sức tung hết lực lượng ra phản kích, đánh phá bình định nông thôn.

Năm 1969, Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Công tác “Bình định” được coi là biện pháp hàng đầu để giành đất, giành dân và bắt lính. Kế hoạch “Bình định” được chia làm nhiều đợt: “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định nước rút” rồi “bình định bổ túc”.

             Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1969, toàn huyện đã có 901 người chết, 772 người bị thương, 2.068 người chạy qua vùng địch, 1.588 ngôi nhà bị cháy, 2.260 mẫu lúa và hoa màu bị tàn phá ([6]) . Hầu hết các thôn, xã ở vùng B bị địch xoá sạch không còn màu xanh của cây lá, hết càn quét rồi lại tập kích, máy bay thả bom nhiều hầm chết hết một lúc nhiều gia đình vì bị bom đánh trúng. Ngoài việc càn quét, đánh phá, lúc này địch đưa thêm các chốt điểm ở vùng B theo lối ngăn chặn, phòng ngự từ xa để bảo vệ các căn cứ, đô thị, quận lị.

          Ở vùng tranh chấp, địch thực hiện chiến thuật “Tam giác chiến” (du kích chiến, tâm lí chiến và tình báo chiến) chúng ra sức phát triển lực lượng phòng vệ dân sự, dùng lực lượng này đánh phong trào tại chỗ và trực tiếp kèm kẹp quần chúng…

          Về phía ta, ngày 6 tháng 6 năm 1969 Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam, cùng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cử ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ. Sự kiện này có sức cổ vũ mạnh mẽ nhân dân miền Nam, đánh vào âm mưu của Mỹ cố bám giữ nguỵ quyền Sài Gòn, đồng thời giúp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ có tư cách pháp lí để tập hợp lực lượng cách mạng.

          Nhiệm vụ của Mặt trận ở huyện ta lúc này là động viên nhân dân bám đất, bám làng, phối hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiếp tục làm tan rã các khu dồn của địch.

          Trước tình hình địch đánh phá nhằm xoá bỏ thế hợp pháp làm ăn sinh sống của người dân vùng giải phóng, Đảng bộ đã kiên trì nắm vững phương pháp đấu tranh của Đảng tạo mọi điều kiện để giữ thế hợp pháp cho nông dân. Mặt trận và các đoàn thể vận động nông dân đẩy mạnh phong trào sản xuất và tham gia đóng góp cho kháng chiến. Đó là một việc rất khó khăn phải trả bằng máu, khi bị địch càn đến, bảo vệ cơ sở, bảo vệ hầm bí mật… là một thử thách chủ nghĩa anh hùng cách mạng của người dân bám trụ. Còn đối với người dân bị địch xúc tác, dù phải sống trong cảnh cá chậu chim lồng, bị địch o ép, kèm kẹp ở các khu dồn vẫn luôn hướng về cách mạng. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở các khu dồn phong phú và đa dạng chẳng khác gì quả bom nổ chậm đối với địch. Cán bộ vào hoạt động ở các khu dồn dựa vào sự đùm bọc, che chở của đồng bào như bố trí cảnh giới địch, qui ước mật hiệu, mật báo về tình hình địch. Khi bị chúng khai thác thì có ý thức khai báo đánh lạc hướng, tuyên truyền sức mạnh và uy tín của cách mạng để hù doạ địch. Khi có thời cơ đến thì nổi dậy đốt trại, phá khu dồn quay về vùng giải phóng.

          Công tác vận động nhân dân trụ bám và nhân dân vùng địch kiểm soát, đóng góp nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến đạt thành tích nổi bật. Năm 1972 huyện đã tổ chức các đợt dân công dài hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, nhân dân đóng góp được 29.946 ngày công. Nhân dân xã Lộc An ([7]) tham gia vận chuyển 5 tấn gạo phục vụ tiền tuyến với 1.203 ngày công và vận chuyển 12 tấn vũ khí đạn dược.

          Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận, lực lượng du kích, bộ đội đã đẩy mạnh đánh lực lượng địch khắp nơi trong huyện. Đặc biệt là trận tấn công vào Quận lỵ Đại Lộc đã kích thích phong trào đấu tranh của đồng bào vùng ven phát triển và làm cho bọn nguỵ tề thêm hoang mang vì thấy sào huyệt của chúng không còn là nơi an toàn nữa.

          Ngày 27/1/1973 Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri  rút quân về nước. Trước tình hình mới nhiệm vụ chính của Mặt trận huyện ta là thực hiện chủ trương của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam: Trong tinh thần hoà hợp dân tộc, ra sức đoàn kết toàn dân, kiên quyết giữ vững hoà bình, độc lập và chủ quyền thực sự, thực hiện các quyền tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, xây dựng một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, phồn vinh, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Trước mắt Mặt trận chống địch lấn chiếm bảo vệ vùng giải phóng, tham gia vận động nhân dân chuẩn bị nhân tài, vật lực trong chiến dịch giải phóng Thượng Đức (7/8/1974) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Đại Lộc vào ngày 28 tháng 3 năm 1975 cùng nhân dân cả nước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

             III/ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 2010)

            1/ Triển khai nhiệm vụ chính trị mới của Mặt trận:

            Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

           Bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta có nhiều dân tộc, nhiều giai cấp; nhiều thành phần kinh tế; xã hội, tín ngưỡng; mang nhiều đặc điểm; nguyện vọng và lợi ích cụ thể khác nhau; đó là chưa kể hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại.

           Huyện Đại Lộc qua 21 năm chiến tranh có đến 116/121 thôn bị tàn phá, nhiều thôn bị Mỹ- Ngụy ném bom rải chất độc hóa học để phát hoang cày ủi lập vành đai trắng; cả huyện có hơn 15.000 người bị Mỹ- Ngụy giêt hại; 2.600 bị thương tật ([8])

          Trong những năm chiến tranh phần lớn đất đai canh tác màu mỡ đã bị hoang hóa nhiều người dân đã bị Mỹ - Ngụy dồn vào các ấp chiến lược, làng xóm; ruộng vườn tiêu điều xơ xác; dày đặc bom mìn và dây kẻm gai. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội sau ngày giải phóng gặp nhiều khó khăn. Nhân dân từ các khu dồn và ly tán ở nhiều nơi trở về lại quê hương cùng đồng thời keo theo nhiều vấn đề kinh tế và xã hội bức xúc cần phải giải quyết.

            Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc lúc nầy là phải nhanh chóng ổn định tình hình đời sống nhân dân; từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế xã hội

            Được sự chỉ đạo của Mặt trận cấp trên và BTV Huyện uỷ, đầu tháng 1 năm 1976 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (2) huyện tổ chức Đại hội lần thứ nhất (3)

            Đại hội đã bầu đồng chí Lê Văn Đại ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy giữ chức Chủ tịch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện bao gồm đại diện các tổ chức thành viên; đại diện tổ chức Mặt trận các địa phương; các cá nhân  tiêu biểu.

            Đại hội Mặt trận là sự biểu dương thắng lợi to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc của huyện; là cột mốc đánh dấu bước phát triển của Mặt trận huyện nhà trong thời kỳ mới của cách mạng. Chương trình hành động do Mặt trận đề ra là: Tuyên truyền chính sách hoà hợp dân tộc của Đảng để tập hợp lực lượng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp  xây dựng quê hương, đất nước, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua do huyện tổ chức.

            Sau Đại hội Mặt trận huyện, các đoàn thể tiếp tục được kiện toàn, củng cố tổ chức; đã dấy lên nhiều phong trào hành động cách mạng thu hút đông đảo hội viên tham gia.

            Nổi bật nhất trong các phong trào nầy là tuyên truyền vận động đưa đồng bào trước đây bị địch xúc tác tập trung ở các đô thị; các khu dồn; ấp chiến lược về quê cũ sản xuất và sinh sống. Để giải quyết đời sống cho đồng bào mới về quê cũ, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ huyện ủy Đại Lộc, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên đã phát động “ hũ  gạo tình thương” “nhường cơm, xẻ áo”; “lá lành đùm lá rách”; tiếp đến là các phong trào vận động nhân dân tham gia phá gỡ bom mìn; khai hoang phục hóa. Các gia đình có người bị thương, bị hy sinh Mặt trận và các tổ chức thành viên đã kịp thời đến thăm hỏi động viện và vận động giúp đở để ổn định cuộc sống.

           Để tăng diện tích, tăng vụ nâng cao năng suất lúa Huyện ủy xác định công tác thủy lợi hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sau ngày giải phóng. Phong trào “toàn dân làm thủy lợi” được phát động sâu rộng thu hút đông dảo nhân dân tham gia. Mặt trận đã phối hợp tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào àm thủy lợi nhỏ tiến lên tự lực xây dựng trạm bơm điện, làm thủy lợi. Đáng lưu ý nhất là năm 1976 toàn huyện đã huy động 120.000 ngày công tham gia nạo vét sông Quảng Huế để đưa nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn, tưới cho lúa gặp hạn nặng ở các huyện cánh Nam theo chủ trương của tỉnh ủy Quảng Nam. Thời gian được giao để hoàn thành công trình là 45 ngày, nhưng huyện đã tập trung mọi lực lượng lao động và hòan thành kế hoạch trong 10 ngày.

           Từ cuối năm 1976 đến năm 1978, Mặt trận đã phối hợp vận động hàng vạn lượt lao động tham gia xây dựng các công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh như công trình đại thủy nông Phú Ninh; của huyện như: Trạm bơm Đại An; hồ chức nước Khe Tân.

           Cùng với phong trào làm thủy lợi các phong trào “Sạch vườn, tốt ruộng”; “làm phân bón ruộng”; “Diệt chuột” phong trào “hội Hoa đăng”; “Bẫy đèn, bắt bướm”  được các tỏ chức thành viên tích cực vận động hội viên nông dân, phụ nữ, thanh thiếu niên tham gia.

          Phong trào thi đua sản xuất vụ Xuân Hè được dấy lên sôi nổi với các khẩu hiệu: “Ngày làm không đủ tranh thủ theo trăng” “ Tối trăng thì thắp đèn”; nhiều câu hát bài vè nói về tinh thần sản xuất được phổ biến như:

“Trăng rằm sáng tỏ thâu đêm.

Anh không ngũ được cùng em tâm tình.

Xuân Hè vụ lúa quê mình.

Chỉ tiêu chưa đạt thì mình chưa vui.

            Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội: Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ huyện ủy về: mở rộng đường giao thông nông thôn; quy hoạch mồ mã; nhà cửa còn nằm rải rác trên các cánh đồng, Mặt trận đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân ở các thôn; các gia tộc hưởng ứng tích cực. Công tác “bình dân học vụ”  đã trở thành phong trào sôi nổi khắp các địa phương trong huyện. Công tác chăm sóc thương binh liệt sĩ và người có công với nước được Mặt trận và các đoàn thể ổ chức vận động giúp đỡ cho các đối tượng có đời sống khó khăn ổn định cuộc sống.  

           Ngày 25/4/1976 cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI- khoá đầu tiên sau ngày nước nhà thống nhất được tổ chưc trong cả nước. Đây thực sự là ngày hội thống nhất non sông của dân tộc ta, biểu thị hùng hồn ý chí của toàn dân ta đối với việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Nhờ làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên ở huyện Đại Lộc đã có 99,7% cử tri đi bỏ phiếu

            Tiếp sau đó ngày 15/5/1977 được chọn là ngày bầu cử HĐND các cấp, chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần nầy theo sự chỉ đạo của cấp trên Uỷ ban nhân dân cấp xã đều tự kiểm điểm trước dân. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng xây dựng bản kiểm điểm để kiểm điểm trước hội nghị liên tịch toàn huyện. Mặt trận từ huyện đến cơ sở đã tích cực vận động nhân dân tham gia góp ý các vị đại biểu, thực hiện tốt công tác hiệp thương nhân sự vận động cử tri nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã khoá  I đạt 99,17%.

           Sau 2 năm hoạt động; Mặt trận và các tổ chức thành viên đã góp phần tích cực vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sông nhân dân.

           Tháng 2 năm 1978 thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng và chủ trương của Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng về việc cải tạo nông nghiệp và hợp tác hoá nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ở huyện ta Huyện uỷ đã tiến hành chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Chương trình hành động của Mặt trận trong lúc nầy là vận động nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể theo mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Có thể nói đây là cuộc vận động cách mạng sâu rộng và khó khăn trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đại Lộc. Tuy nhiên do làm tốt công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên đặc biệt là hội viên nông dân, phụ nữ; nên chủ trương xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Đại Lộc diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả cao.

         Trong lúc cách mạng nước ta giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc khôi phục và xây dựng lại đất nước, thì từ năm 1975 đến 1979 ở biên giới Tây Nam và toàn tuyến biên giới phía Bắc quân và dân ta phải chiến đấu chống lại các âm mưu lấn chiếm của các thế lực thù địch. Thực hiện chủ trương của cấp trên về vận động thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã vận động hàng ngàn thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự và lên đường bảo vệ tổ quốc, đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Năm 1979 hưởng ứng lới kêu gọi của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước toàn huyện có 220 thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc.

        Có thể nói trong 4 năm từ sau ngày quê hương giải phóng từ năm 1975 đến năm 1979 Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc đã tập trung sức lực và trí tuệ, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục kinh tế ổn định tình hình và cải thiện đời sống nhân dân. Trong những thành tựu chung của Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc, công tác Mặt trận cũng được triển khai đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Tuy còn nhiều lúng túng, hạn chế và khuyết điểm nhưng kết quả ban đầu trong công tác Mặt trận của huyện ta tạo tiền đề quan trọng cho những năm tiếp theo

         Từ năm 1980, Mặt trận bắt đầu xây dựng thí điểm tổ Mặt trận theo địa bàn dân cư; mổi xã xây dựng thí điểm 1 tổ để rút kinh nghiệm , mỗi tổ có từ 15- 17 hộ. Tháng 6 năm 1982 toàn huyện đã xây dựng được 1137 tổ; Đến cuối năm 1981 cả huyện có 1323 tổ dưới sự lãnh đạo của 310 Ban cán sự Mặt trận. Các ban nầy được hình thành theo đơn vị đội sản xuất của Hợp tác xã

         Từ khi có tổ Mặt trận hoạt động của tổ Mặt trận có nội dung riêng cụ thể, ngoài nội dung phối hợp với các tổ chức thành viên tổ Mặt trận đã có nhiều hoạt động thiết thực  động viên được các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước; đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

          Bên cạnh công tác xây dựng tổ Mặt trận trên địa bàn dân cư, phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa do Mặt trận phát động có nhiều khởi sắc. Phong trào nầy lấy hội Lão thành làm nòng cốt và tổ chưc hội nghị đại biểu toàn huyện để triển khai. Cuối năm 1981 đã có 11/15 xã xây dựng quy ước và tổ chức thực hiện. Đây là phong trào mới lần đầu tổ chức ở nhiều xã trong huyện. Công tác vận động các chức sắc và nhân dân theo các tôn giáo được Mặt trận quan tâm chu đáo và thu nhiều kết quả.

          Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới theo Chỉ thị 214 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Nghị quyết số 56 của Hội đồng Chính phủ được phát động và triển khai sâu rộng ([9]). Ngoài 5 chỉ tiêu Ban Chỉ đạo xây dựng nếp sống mới Trung ương đề ra, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện uỷ, Mặt trận đã tích cực phối hợp với các tổ chức thành viên và các cơ quan liên quan tuyên truyền vận động theo từng đối tượng. Đoàn thnh niên với “phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể”; Hội nông dân tập thể với phong trào “xây dựng tổ, đội tiên tiến”; Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hội Lão thành với phong trào “Hội viên lão thành 5 tốt”; Công đoàn với phong trào “Xây dựng tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa”; Ngành Thương binh xã hội với phong trào “Người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu”. Nội dung của các phong trào tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hoá mới. Kết quả cuối năm 1984 có 13/16 xã bình bầu xong gia đình văn hoá mới, có 4556/19.385 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới; có 580/1.635 tổ Mặt trận đạt tổ Mặt trận văn hoá mới; chiếm 36%. Ngoài ra Mặt trận cũng đã tích cực vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến góp ý vào dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 thay cho Hiến pháp năm 1960; tham gia hiệp thương nhân sự vận động cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, mua công trái xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong các năm từ 1982 đến 1985. v.v ..

          Năm 1985 phong trào Mặt trận huyện Đại Lộc được UBND tỉnh Quảng Nam tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu thi đua xúât sắc toàn diện 5 năm liền 1981-1985” Đảng bộ huyện tặng một tấm biển sơn mài với dòng chữ “10 năm xây dựng khối đoàn kết toàn dân(2)

          Qua 5 năm 1981-1985 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đại Lộc đã có một số chuyển biến tích cực. Hoạt động thiết thực chú ý nhiều đến công tác ở cơ sở; địa bàn dân cư.  Mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt hoặc tích cực tham gia một số phong trào quần chúng trên quy mô cả nước có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng như động viên nhân dân góp ý kiến Dự thảo Hiến pháp; góp ý kiến dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng… Mặt trận đã tích cực chăm lo đoàn kết quân dân, lương giáo; đoàn kết xóm làng. Các cuộc vận động nhân dân phát triển sản xuất và dịch vụ; tổ chức đời sống ở địa bàn dân cư, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, mua công trái xây dựng tổ quốc; xây dựng quỹ Bão thọ.v.v… đã có ntác dụng tích cực đối với đời sống nhân dân. Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp sự tham gia của Mặt trận ngày càng chủ động và có hiệu quả hơn.

          Song trong bối cảnh chung của cả nước hoạt động của Mặt trận huyện ta chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Hoạt động của Mặt trận nhiều nơi còn hình thức, chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

          Từ tháng 9 năm 1984, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới([10]); đặc biệt từ sau Đại hôi VI của Đảng công cuộc đổi mới của đất nước vừa tạo cho Mặt trận một cơ hội, vừa đặt ra cho Mặt trận yêu cầu phải tự đổi mới.

          2- Đổi mới công tác Mặt trận bằng hành động thiết thực:

          Thực hiện chủ trương của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Mặt trận từ huyện đến cơ sở trong 2 năm 1986-1987 là tổ chức sinh hoạt chính trị trong các tầng lớp nhân dân: lấy ý kiến nhân dân đóng góp với Đại hội VI của  Đảng; thảo luận dự thảo báo cáo của Đai hội lần thứ III của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong các đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi đó, các tầng lớp nhân dân không chỉ nói lên lo lắng, băn khoăn trước tình hình kinh tế, xã hội, mà còn tỏ rõ thái độ tự hào dân tộc, ý chí cách mạng kiên cường; quyết vươn lên xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Với tinh thần chủ động, cùng gánh vác trách nhiệm với Đảng và Nhà nước nhân dân còn tỏ rõ thực hiện thắng lợi. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, đồng thời nhân dân cũng đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải có những chuyển biến cơ bản, đưa công tác Mặt trận và tổ chức Mặt trận lên ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.

          Được sự chỉ đạo của Ban thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Ban thường vụ Huyện uỷ Đại Lộc, từ ngày 28 đến ngày 29/09/1987, Đại hội lần thứ 5 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đại Lộc được tổ chức. Đại hội đã tổng kết công tác Mặt trận trong 3 năm 1984-1986. Đánh giá những kết quả làm được, Đại hội nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các tổ chức thành viên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã chủ động làm theo nguyên tắc “Hiệp thương dân chủ”, giữ vững kỉ cương hoạt động, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tổ chức thắng lợi 2 lần bầu cử Hội đồng Nhân dân và bầu cử Quốc hội. Vận động cán bộ và nhân dân gởi tiền tiết kiệm. Đáng lưu ý là làm tốt công tác vận động nhân dân hưởng ứng và thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, vận động toàn dân tập trung mọi nguồn lực xây dựng Hồ chứa nước Khe Tân…Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kì đến, tập trung chủ yếu vào các vấn đề lớn: Tiếp tục củng cố tổ chức Mặt trận từ huyện đến cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát động nhiều phong trào thi đua, vận động toàn dân tham gia hưởng ứng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

          Sau Đại hội, Mặt trận đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động như tham gia xây dựng chính quyền, tham gia xây dựng pháp luật, Mặt trận và các tổ chức thành viên Mặt trận đã có những hoạt động thiết thực, chú ý đến công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư. Mặt trận đã làm nòng cốt và tích cực tham gia phát động một số phong trào quần chúng có ý nghĩa chính trị quan trọng như ủng hộ các địa phương bị thiên tai, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, người tàn tật, cô đơn. Ở nhiều địa phương, Mặt trận đã tích cực chăm lo củng cố sự đoàn kết lương giáo, đoàn kết xóm làng, vận động nhân dân phát triển sản xuất và dịch vụ, khuyến khích làm kinh tế gia đình, trồng cây, xây dựng quỹ, giữ gìn trật tự an ninh … thiết thực góp phần đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống nhân dân.

          Cũng trong giai đoạn này, lợi dụng tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn, nhất là những nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô ngày càng diễn biến phức tạp, kẻ địch và những phần tử xấu lợi dụng sự đổi mới của Đảng và Nhà nước ta để phao tin đồn nhảm, kích động, tuyên truyền chiến tranh tâm lí. Ở huyện, tình hình trật tự trị an diễn biến rất phức tạp, nhất là tệ nạn rượu chè say sưa, gây rối đánh người gây thương tích trong các tầng lớp thanh thiếu niên. Được sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện uỷ, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã mở đợt tuyên truyền về dân chủ và pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Sau các đợt phát động toàn huyện có 21.500 hộ/30.347 hộ tham gia học tập. Nhân các buổi học tập các địa phương cần đưa ra kiểm điểm và cảnh cáo trước dân hàng trăm đối tượng vi phạm về an ninh trật tự, đồng thời củng cố 203 tổ an ninh nhân dân theo từng địa bàn dân cư.

          Nhằm đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, năm 1991 UBMT TQ Việt Nam huyện đã chủ trương các gia tộc đều thành lập Hội đồng gia tộc. Ngày 18/9/1992 Ban thường trực UBMTTQVN huyện đã xây dựng được “Quy ước xây dựng tộc hộ và lễ hội”, được Ban thường vụ huyện uỷ cho phép triển khai thực hiện. Sau khi có quy ước hoạt động các tộc họ dần dần đi vào nề nếp, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân.

          Để tri ân tưởng nhớ các bậc tiền bối đã có công trong việc khai khẩn, tạo lập vùng đất Đại Lộc, các danh nhân văn hóa lịch sử, các anh hùng liệt sỹ đã cống hiến đời mình cho đất nước quê hương. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã chủ trương xây dựng Đền tưởng niệm của huyện tại đồi Trường An. Ngày 17/6/1993 Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam huyện có lời kêu gọi đồng bào chiến sỹ, những người con của quê hương đang sống ở mọi miền đất nước và cán bộ, nhân dân huyện nhà cùng nhau góp sức, chung tay xây dựng công trình đầy ý nghĩa nầy. Mặt trận từ huyện đến cơ sở là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền và vận động. Hưởng ứng lời kêu gọi trên toàn huyện đã vận động trên 4 tỷ đồng để xây dựng công trình đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng huyện Đại Lộc (28/3/1975 – 28/3/1993).

          Từ năm 1995, Ủy ban Trung ương MTTQVN đã quyết định mở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư (1)” và ban hành Thông tri số 04-TT/MTTW ngày 3/5/1995 hướng dẫn thực hiện cuộc vận động. Nội dung cuộc vận động thể hiện khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh quốc phòng. Đây là cuộc vận động của thời kỳ đổi mới đất nước và đổi mới công tác Mặt trận.

          Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” được triển khai rộng khắp, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước hưởng ứng đã đem lại những kết quả thiết thực và có triển vọng phát triển, trên cơ sở đó Đảng, nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác vận động.

          Từ đầu năm 1996 cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư được triển khai ở huyện Đại Lộc. Trong những năm qua phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động được các cấp uỷ, chính quyền và các ngành đoàn thể và nhân dân trên từng khu dân cư hưởng ứng tích cực đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi và đều khắp tạo động lực lớn trong việc giải quyết những bức xúc đặt ra ở từng cộng đồng dân cư.

          Cuộc vận động đã đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng cao. Các nội dung được cụ thể hoá thành các tiêu chí thi đua; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại. Từ nội dung chính của cuộc vận động, Ban thường trực UBMTTQVN huyện đã xây dựng các nội dung hoạt động đã gắn liền với cuộc vận động như: Hội thi khu dân cư tiên tiến, hội thi khu dân cư xuất sắc, hội thi thôn văn hoá, tộc họ văn hoá, toạ đàm về việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở khu dân cư, toạ đàm về gia tộc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát động xây dựng tộc văn hoá. Đặc biệt năm 2009, Ban thường trực UBMTTQVN huyện đã xây dựng nội dung, chỉ đạo  Mặt trận các xã tổ chức hội thi “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở khu dân cư” thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tạo sự lan toả lởn các khu dân cư về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

          Ban thường trực UBMTTQVN huyện đã hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận các xã, thị trấn, Ban công tác Mặt trận thôn, khu phố tập trung giải quyết tốt các vấn đề bức xúc ở từng khu dân cư, tổ đoàn kết như phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông,vệ sinh môi trường …Những nội dung này được các tổ đoàn kết quán triệt thảo luận dân chủ, đi đến cam kết cộng đồng, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, với những giải pháp hữu hiệu nên đạt được hiệu quả cao. Các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em, dân số kế hoạch hoá gia đình, thực hiện phổ cập trung học cơ sở, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… tiếp tục được lồng ghép trong cuộc vận động. từ cuộc vận động phong trào góp vốn giúp đỡ, hỗ trợ nhau làm ăn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo dược thực hiện khá tốt.

          Từ năm 1997 đến nay thực hiện chủ trương của Trung ương MTTQVN, hàng năm theo sự chỉ đạo của Ban Thường trực UBMTTQVN huyện, ở tất cả các khu dân cư, Ban công tác Mặt trận đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, kịp thời xây dựng biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân xuất sắc, bình chọn và công nhận các danh hiệu thi đua.

          Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQVN phát động được triển khai thực hiện có hiệu quả ở huyện Đại Lộc từ đầu năm 2002, đến cuối năm 2010 toàn huyện đã vận động tổng thu là trên 12 tỉ đồng. Nguồn quỹ này đã kịp thời hỗ trợ cho các hộ nghèo trên toàn địa bàn huyện, giải quyết khó khăn trong cuộc sống theo 5 nội dung mà “Qui chế Quỹ Vì người nghèo” qui định. Trong đó hỗ trợ xây dựng 965 nhà, sữa chữa 127 nhà; giúp cho người nghèo ốm nằm viện có hoàn cảnh khó khăn, trợ cấp khó khăn đột xuất bên cạnh nhà đại đoàn kết do Mặt trận trực tiếp vận động, các tổ chức thành viên của Mặt trận có sự hỗ trợ tích cực như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Hội Từ thiện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức tôn giáo, các nhà hảo tâm, nhằm góp phần ổn định cuộc sống có nơi ăn, chốn ở cho các đối tượng nghèo trong toàn huyện. Năm 2007 huyện Đại Lộc dược UBTW MTTQVN tặng bằng ghi công huyện xoá xong nhà dột nát.

          Để kịp thời giúp đỡ nhân dân các địa phương bị bão lụt, đặc biệt là cơn bão lịch sử năm 2006, lụt lịch sử năm 2009, Mặt trận đã tích cực vận động tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai gây ra mỗi đợt trên 8 tỉ đồng.

          Trên lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong trào toàn dân tham gia học tập bảo vệ an ninh tổ quốc phát triển mạnh. Các nội dung liên tịch giữa Mặt trận và Công an về giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, được duy trì và triển khai thực hiện hiệu quả. Nghị quyết 09/NQ-CP và Đề án 113 của Ban Chỉ đạo trung ương về “phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa tội phạm và phát hiện tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư” và các chương trình phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân tham gia đảm bảo an toàn giao thông”

          Mặt trận thường xuyên củng cố duy trì hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, xây dựng nhiều mô hình tự quản như “dòng tộc tự quản”; “tổ tự quản”; “tổ hoà giải”, tập trung làm tốt công tác hoà giải, giảm đáng kể tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tạo ra môi trường đoàn kết, thống nhất cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng vững mạnh.

          Trên lĩnh vực tham gia xây dựng  chính quyền Mặt trận đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt góp ý kiến dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định với sự tham gia của đại diện các tổ chức thành viên, các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức…nhiều ý kiến có chất lượng cao. Trong các cuộc họp giữa HĐND, UBND và UBMT đại diện UBMT đã đóng góp ý kiến vào các văn bản trước khi HĐND, UBND cùng cấp Quyết định ban hành, thông báo tình hình tham gia xây dựng chính quyền tại các kỳ họp HĐND theo luật định.

          Trong các cuộc bầu cử HĐND các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội, Mặt trận đã thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn, tuyên truyền vận động cử tri đi bầu đông đủ thực sự là ngày hội của quần chúng.

          Thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận theo luật định, theo quy định của Nghị định 79 năm 2003 của Chính phủ và Pháp lệnh 34 năm 2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Mặt trận đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở xã theo đúng quy trình có tác dụng tích cực trong việc xây dựng bộ máy chính quyền ở cơ sở thật sự là của dân, do dân và vì dân.

          Nhằm đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, tăng cường và mở rộng khối đoàn kết theo tinh thần Nghị quyết số 07/1993 của Bộ Chính trị về đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường Mặt trận thống nhất trong tình hình mới và nghị quyết 07 của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” về “ công tác tôn giáo” về “công tác dân tộc”

          Bên cạnh tổ chức các cuộc hội thi, các buổỉ toạ đàm của Mặt trận, các hội đoàn thể cũng thường xuyên tổ chức các hội thi, toạ đàm, sinh hoạt Câu lạc bộ, cùng các lễ hội truyền thống ở địa phương đã tăng cường khối đoàn kết tạo không khí vui tươi, phấn khởi thi đua thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả huyện.

          Thông qua các buổi gặp mặt, thăm viếng các cơ sở thờ tự, đã giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của Tôn giáo mối quan hệ giữa tôn giáo với Mặt trận ngày càng khăng khít hơn.

           Các tổ chức mới ra đời như Hội nạ nhân chất độc da cam, Hội Người khuyết tật, Hội Doanh nghiệp … đã cùng với các thành viên của Mặt trận thu hút đoàn viên, hội viên vào các hoạt động bổ ích, tập hợp được các đối tượng khác nhau trong khối đoàn kết toàn dân tộc.

Với những thành tích trên liên tục trong những năm qua phong trào Mặt trận ở huyện Đại Lộc được cấp trên đánh giá là đơn vị xuất sắc trong phong trào Mặt trận toàn tỉnh. Nhiều năm huyện Đại Lộc được vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của Uỷ ban nhân dân tỉnh với thành tích đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Năm 1999 công tác Mặt trận huyện Đại Lộc được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng Ba. Năm 2004 được tặng Huân chương lao động hạng Nhì, cùng hàng trăm bằng khen, giấy khen các loại. Năm 2009 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đại Lộc được bình chọn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua toàn tỉnh được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc; đước Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam chọn đơn vị điển hình tiến tiến dẫn đầu thi đua 5 năm 2004 – 2009.

          Có thể khẳng định: Trong suốt thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đại Lộc, không lúc nào vắng bóng vai trò của Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận huyện nhà. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công tác Mặt trận là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”.

          Ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất huyện nhà qua các giai đoạn lịch sử, bên cạnh việc tự hào về truyền thống đấu tranh của các thế hệ đi trước còn giúp chúng ta nhiều kinh nghiệm về xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết còn là quá trình đấu tranh với những nhận thức sai trái, hẹp hòi, định kiến, chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, vô nguyên tắc. Bằng vũ khí tự phê bình và phê bình, đồng thời biết dùng những bộ phận tiên tiến để lôi cuốn thuyết phục những bộ phận chậm tiến là biện pháp cơ bản để xây dựng sự đoàn kết trong hàng ngũ Mặt trận…

          Nhiệm vụ trọng đại của Đảng bộ giao cho các cấp Mặt trận huyện ta là tập hợp các khối đại đoàn kết toàn dân: Tất cả vì Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì huyện Đại Lộc giàu đẹp và văn minh, đòi hỏi Mặt trận phải luôn tự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đáp ứng với sự chuyển biến về mọi mặt của tình hình kinh tế - xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên đát nước ta nói chung và huyện Đại Lộc nói riêng.

 


([1]) Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975) NXB Đà Nẵng 1997  trang 58

( [2])   Lịch sử  Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975) NXB Đà Nẵng 1997 trang 60

([3])Nay là thôn Đông Lâm – Xã Đại Quang

([4]) Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc –NXB Đà Nẵng- trang 88

([5])  - Lịch sử Đảng bộ Đại Lộc 1930-1975 – trang 124.

([6])Lịch sử Đảng bộ huyên Đại Lộc 1930- 1975-NXB Đà Nẵng 1997 trang 236)

([7]) Nay là xã Đại Nghĩa

([8]) Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc –NXB Đà Nẵng 2002- Trang 11

2 - Ngày 04/2/1977 Đại hội MTDTTNVN lần thứ nhất thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước từ đó đến nay lấy tên gọi chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3 - Đến nay đã tổ chức 10 lần Đại hội

([9]) Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc –NXB Đà Nẵng 2002- Trang 112

2 ) Đại Lộc 10 năm khôi phục và xây dựng NXB Đà Nẵng 1986 trang 55

([10]) - Chỉ thị số 17 CT/TW, ngày 18 tháng 4 năm 1983

                                                                            - Ban Thường trực UBMTTQVN huyện Đại Lộc -
[Trở về]