Đăng nhập

Tài khoản
Hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương trong trường học ở Đại Lộc
Người đăng: Nguyễn Vũ Thu Thủy .Ngày đăng: 14/11/2013 .Lượt xem: 5557 lượt.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Học lịch sử địa phương trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc mà còn góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng tình yêu quê hương- cội nguồn của lòng yêu nước. Với nhận thức đó, 10 năm qua, các trường phổ thông trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có nhiều cố gắng trong

Thực tế cho thấy, để học sinh “biết”, “tường” về lịch sử địa phương không phải là điều đơn giản. Lâu nay, trong con mắt của nhiều phụ huynh và học sinh, môn Lịch sử chỉ được xem là môn phụ và ít được quan tâm. Đối với giáo viên, muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức để sưu tầm tư liệu, lựa chọn, biên soạn tài liệu cần thiết, phù hợp. Thêm vào đó, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THCS chỉ được bố trí 1-2 tiết/tuần cho mỗi khối lớp. Với bậc tiểu học, vỏn vẹn có 3 tiết/ năm học nhưng lại bố trí vào tuần cuối của năm học. Nội dung giảng dạy lịch sử địa phương ở bậc THPT gói gọn trong thời lượng 4 tiết (lớp 10: 1 tiết; lớp 11: 1 tiết; lớp 12: 2 tiết). Mặt khác, việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường diễn ra một cách tự phát, không đồng bộ, chưa thống nhất, chủ yếu do giáo viên chuẩn bị tùy theo điều kiện, khả năng của mình.

            Nhận thức được những khó khăn đó, ngay từ năm 2004, Huyện ủy Đại Lộc chủ trương đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử trong các trường phổ thông. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ trì, cùng ngành Giáo dục xây dựng đề án; thành lập Tổ biên soạn giáo án lịch sử địa phương cho các lớp bậc THCS, THPT gồm 16 giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. Yêu cầu đặt ra là sử dụng tư liệu lịch sử đã được phát hành (Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1930-1975 và 1975-2000; Địa chí Đại Lộc...)- coi đây là cơ sở pháp lý cũng là nội dung cần đưa vào giáo án. Trên cơ sở phân phối chương trình của từng lớp, xác định lượng kiến thức các tiết học, bảo đảm học sinh THCS phải hiểu lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện giai đoạn 1930-1975, học sinh THPT phải hiểu thành tựu của huyện giai đoạn 1975-2000. Các thành viên được phân công có trách nhiệm soạn giáo án, sau đó đưa ra tập thể thảo luận, góp ý. Công việc này được thực hiện nhiều lần. Đối với bậc tiểu học khối lớp 5, ngành Giáo dục đã chọn Trường Tiểu học Nam Trân tổ chức giảng dạy mẫu để các trường tham gia góp ý. Sau đó, từng trường xây dựng giáo án phù hợp với địa phương mình. Tất cả các giáo án lịch sử địa phương đều được Ban Tuyên giáo Huyện ủy và ngành Giáo dục thẩm định kỹ lưỡng trước khi ban hành chính thức, đưa vào giảng dạy. Thầy giáo Nguyễn Đắc Duân, Hiệu trưởng trường THCS Trần Hưng Đạo cho biết: Hầu hết các tiết ngoại khóa lịch sử địa phương của trường được giáo viên soạn công phu bằng giáo án điện tử với nhiều tư liệu, tranh ảnh minh họa, khai thác trên mạng internet. Nhiều bài giảng đã đi sâu đề cập về các nhân vật- sự kiện lịch sử ngay tại mảnh đất học sinh đang sống, như phong trào chống thuế Quảng Nam và Trung Kỳ năm 1908 khởi phát từ xã Đại Nghĩa, với "ngòi nổ" là bữa đám giỗ tại làng Phiếm Ái... Bên cạnh tài liệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy cung cấp, Thư viện nhà trường còn in ấn, bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập cho học sinh các khối lớp. Ngoài ra, để đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, tinh thần, thái độ của học sinh nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên đã lồng ghép, đưa nội dung lịch sử địa phương vào nội dung kiểm tra 15 phút, một tiết hoặc kiểm tra học kì với nhiều câu hỏi có tính gợi mở.  

Cùng với giảng dạy các tiết học lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục- Đào tạo, nhiều trường ở Đại Lộc đã thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá phong phú, đa dạng. Sôi nổi nhất là các cuộc thi "theo dòng lịch sử" ở các trường THCS, THPT, tìm hiểu các chủ đề về lịch sử địa phương nhân lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước, của tỉnh, huyện như: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Chí Công, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Đại Lộc…Các cuộc thi này có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên giảng dạy lịch sử, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường nên đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh, gắn "học" với "hành".

 Ở bậc tiểu học, các trường tổ chức các hoạt động dễ thực hiện, ít tốn công sức, thời gian và không cần đầu tư kinh phí. Chẳng hạn, trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình tổ chức cho học sinh viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, bia chiến tích Phú Mỹ..., gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tham quan Nhà văn hóa xã Đại Hiệp, tìm hiểu về Anh hùng LLVT Nguyễn Ngọc Bình- người con của quê hương mà trường được vinh dự mang tên. Theo cô giáo Phan Thị Hà, Hiệu trưởng nhà trường, thông qua các hoạt động trên, quá khứ đã được đánh thức; các em có được cảm giác như được sống trong những năm tháng đấu tranh cách mạng hào hùng của cha anh, càng tự hào và trân trọng sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước.  

Nói về hiệu quả của việc giảng dạy lịch sử địa phương trong trường học, thầy giáo Nguyễn Hoà, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thúc Kỳ khẳng định: Với tình hình thực tế của trường trong những năm trước đây và tình hình học tập, đạo đức của học sinh hiện nay, chúng tôi nhận thấy các bộ môn khoa học xã hội – nhân văn, trong đó bộ môn Lịch sử, đã góp phần nâng tỷ lệ hạnh kiểm khá- tốt của học sinh hằng năm. Thông qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, những tấm gương hy sinh của các anh hùng dân tộc, học sinh được bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Đặc biệt, việc cung cấp những thông tin về những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn liền với làng quê, thôn xóm- nơi mình đang sinh sống có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, giáo dục các em lòng yêu quê hương: "Quê hương  nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”.

- Vân Trình -

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức phiên họp định kỳ sơ kết hoạt động quý 1 năm 2025, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức phiên họp định kỳ sơ kết hoạt động quý 1 năm 2025, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025
Đại Lộc tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Đại Lộc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Đại Lộc (28/3/1975 - 28/3/2025)
Cầu thủ Trần Thị Thùy Trang được vinh danh là cầu thủ nữ Việt Nam xuất sắc nhất năm 2024
Lãnh đạo huyện thăm Trung tâm Y tế huyện nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam
Bệnh viện Đa khoa khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025).
Lãnh đạo huyện thăm, chúc mừng Đại lễ Đức Chí Tôn
Nhộn nhịp chợ quê đầu xuân
UBND huyện Đại Lộc tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống năm 2025
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Điện lực Đại Lộc được UBND huyện trao giấy khen trong công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 11
Khánh thành đường giao thông nông thôn xã Đại Hòa do Sadavi tài trợ
Xây dựng xã văn hóa – nhìn từ Đại Thắng
Bộ Tư lệnh Quân khu V khánh thành và bàn giao nhà tĩnh nghĩa cho mẹ VNAN tại xã Đại Thắng
Sôi nổi ngày hội “Tuổi trẻ học đường với Văn hóa giao thông”
Huyện Đại Lộc tổ chức lễ truy điệu và cải táng 8 hài cốt liệt sĩ vào Nghĩa trang
Giải bóng đá huyện Đại Lộc: Đại Hiệp giành chức vô địch
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Chi hội văn học đi thực tế sáng tác tại Đại Lộc
Huyện Đại Lộc chính thức khai trương Website
    
1   2   3   4   5   6   7