Đăng nhập

Tài khoản
Chương trình cải tạo đàn bò trên địa bàn huyện Đại Lộc
Người đăng: Nguyễn Vũ Thu Thủy .Ngày đăng: 20/12/2013 .Lượt xem: 4006 lượt.

Đàn bò vàng việt nam có tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Trong các năm qua, công tác cải tạo hóa đàn bò đang được các cấp, các ngành chú trọng. Đặc biệt, Quyết định số: 66/QĐ-UB  ngày 20 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc: “Ban hành cơ chế hổ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2007” là một đòn bẩy tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân chăn nuôi bò. Qua đó, tầm vóc đàn bò được nâng lên đáng kể, trọng lượng bò lớn, năng suất thịt tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, đã trở thành động lực xóa đói, giảm nghèo và đi lên làm giàu chính đáng.

Dựa trên những tiền đề sẵn có, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn, của bà con nông dân chương trình cải tạo đàn bò ở huyện Đại Lộc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu Tỉnh Quảng Nam về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2013, tổng số tinh đã cung ứng được 49.180 liều. Tỷ lệ phối giống đạt 71%; Số bê lai ra đời ước đạt 34.918 con; Tỷ lệ bò lai được nâng cao từ 29 % năm 2004 lên 75% năm 2013. Trong đó, bò có tỷ lệ máu lai trên 50% chiếm tỷ lệ trên 80% tổng đàn; còn lại 15-20% tỷ lệ máu lai trên 25%. Đây là một kết quả khả quan trong công tác cải tạo đàn bò. Mỗi con bê lai ra đời lại đem đến hiệu quả kinh tế thiết thực cho người chăn nuôi. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay bê lai chuyên thịt giá trị kinh tế tăng từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/con so với bê lai nhóm bò zebu cùng lứa tuổi. Song song với kết quả đạt được thì nhận thức của người chăn nuôi về công tác phối giống nhân tạo bò cũng được nâng cao . Những năm gần đây, người chăn nuôi chú trọng đến lai tạo nhóm bò chuyên thịt giúp cho năng suất thịt và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, chương trình còn góp phần giải quyết việc làm cho cho một số kỹ thuật dẫn tinh viên và hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện, qua đó không ngừng nâng cao tay nghề của các kỹ thuật dẫn tinh viên. Tạo ra được nguồn con giống tốt góp phần nâng cao chất lượng đàn nái nền, không những cung ứng con giống tốt cho địa bàn huyện mà còn cung ứng trong tỉnh, trong vùng nói chung.

Định hướng phát triển chăn nuôi bò trong thời gian đến:

Trên cơ sở những  kết quả đạt được trong công tác phối giống bò. Trước nhu cầu thực tế của thị trường ngày càng tăng,việc phát triển đàn bò theo hướng chuyên thịt chất lượng cao là hướng đi đúng và rất cần thiết để tăng trưởng kinh tế ngành chăn nuôi. Qua đó, tiếp tục đầu tư mở rộng chương trình cải tạo đàn bò mà chủ lực là bò thịt chất lượng cao như Brahman, Limousine, Droughtmaster, Angus, BBB …Trong, đó, đàn nái nền zebu tỷ lệ máu lai chiếm khoảng 90-95%, còn lại sử dụng nhóm bò chuyên thịt phối trên nền zebu đạt chất lượng, đây là những giống bò chuyên thịt đang được thị trường ưa chuộng. Đa dạng hóa ngành chăn nuôi, không những phát triển bò nái sinh sản mà định hướng người chăn nuôi chuyển sang nuôi thâm canh bò thịt, sử dụng thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô,… tự chế biến thức ăn để nâng cao thành phần dinh dưỡng, tăng hiệu quả chăn nuôi. Tuyên truyền người chăn nuôi trồng cỏ, các địa phương có hướng chuyển dịch những diện tích đất lúa có năng suất thấp sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi, tận dụng thức ăn thô xanh tại địa phương như thân ngô, lạc, rơm rạ…chế biến sử dụng làm thức ăn dự trữ vào mùa mưa lạnh. Mở rộng các trang trại chăn nuôi bò gắn với thâm canh, phòng bệnh, tiếp cận thị trường, sản xuất theo hướng hàng hoá, an toàn sinh học. Xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm. Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi tham gia quỹ bảo hiểm vật nuôi,…để chăn nuôi bò nói riêng, ngành chăn nuôi nói chung phát triển bền vững, lâu dài góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Với sự quyết tâm của các cơ quan, ban ngành liên quan, nhất là ngành nông nghiệp và sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân, hy vọng chương trình cải tạo đàn bò của huyện tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian đến và sẽ góp phần đảm bảo thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy về tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp(Chỉ tiêu NQ: tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 30% nội bộ ngành nông nghiệp).

 

                                                      Cao Khánh – Thẩm Dương

[Trở về]
Các tin mới hơn:
HUYỆN ĐẠI LỘC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2024
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
Khai mạc “Phiên chợ quê kết nối nông sản Đại Lộc” lần 2 năm 2024
UBND xã Đại Minh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND huyện công nhận thôn Tây Gia đạt chuẩn Thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2023
ĐẠI LỘC – GẶP MẶT, ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP ĐẦU XUÂN 2024
Nông dân Bàu Tròn xuống giống rau màu vụ Tết 2024
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
HUYỆN ĐẠI LỘC THAM GIA NGÀY HỘI QUẢNG BÁ SẢN PHẨM MIỀN NÚI QUẢNG NAM TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC NĂM 2023
Đại Lộc xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị
    
1   2   3   4   5   6   7   8  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014
Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu thành viên HTX DVNN-KDTH Ái Nghĩa.
Bước đầu thành công trong chăn nuôi đệm lót sinh thái
Tăng thu nhập từ trồng bí hồ lô
NÔNG DÂN ĐẠI LỘC CÀY ẢI ĐẤT CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN
2010 VÀ NHỮNG MỐC ĐÀ TĂNG TỐC
Khánh thành Nhà máy của một trong ba dự án đầu tư sản xuất công nghiệp lớn nhất huyện Đại Lộc
Nhà máy sản xuất xăng sinh học lớn nhất Việt Nam tại Đại Lộc chính thức đi vào hoạt động
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Đại Lộc sơ kết 2 năm thực hiện chương trình bê tông hóa Giao thông nông thôn
    
1   2