Đăng nhập

Tài khoản
Tìm cơ hội hồi sinh cho tơ lụa
Người đăng: ADMIN .Ngày đăng: 05/07/2018 .Lượt xem: 2129 lượt.

Tìm cơ hội hồi sinh cho ngành dâu tằm và tơ lụa xứ Quảng, xây dựng thương hiệu giữa nền thị trường tơ lụa thế giới với những gam màu sáng là kỳ vọng của tỉnh.

Vườn dâu được duy trì ở vùng Gò Nổi, Điện Bàn. Ảnh: B.L
Vườn dâu được duy trì ở vùng Gò Nổi, Điện Bàn. Ảnh: B.L

Cần xây dựng chuỗi giá trị

Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa từng có thời hoàng kim ở các vùng quê ven sông Vu Gia - Thu Bồn. Do biến động của giá tơ tằm thế giới sụt giảm mạnh vào những năm 1990 cùng với những yếu kém về ứng dụng kỹ thuật trong lai tạo giống dâu, giống tằm có năng suất chất lượng cao, thiếu chủ động nguồn giống cùng với những yếu kém trong các công đoạn ươm, dệt nên ngành nghề này đã mất chỗ đứng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Theo Sở NN&PTNT, diện tích trồng dâu cả tỉnh thời hoàng kim lên tới 5.000ha nhưng hiện tại chỉ còn 11ha, tập trung tại một số xã của huyện Duy Xuyên như: Duy Hòa (1ha), Duy Châu (1ha), thị trấn Nam Phước (1ha), Duy Trinh (8ha) với khoảng 30 hộ trồng. Thời gian qua, UBND tỉnh đã có chủ trương, đề án khôi phục, phát triển ngành tơ tằm.

Các ngành chức năng đã tổ chức khảo sát, quy hoạch, triển khai nhiều đề tài khoa học về trồng dâu, dệt lụa. Sở KH&CN hỗ trợ huyện Duy Xuyên xây dựng nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Mã Châu”. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp quan tâm đến việc phục dựng nghề dâu tằm, tơ lụa, thổ cẩm như Công ty CP Tơ lụa Quảng Nam; Công ty Kraig Biocraft Laboratories (Công ty KBL) đang xúc tiến các thủ tục để được cấp phép triển khai dự án thí nghiệm trồng dâu, nuôi tằm biến đổi gen. Công ty TNHH Tơ lụa Mã Châu (HTX Tơ lụa Mã Châu) đã cải tiến sản xuất, đầu tư máy móc, công nghệ để duy trì nghề và cạnh tranh với lụa Trung Quốc.

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhận định: “Những tiến bộ khoa học - công nghệ về giống dâu mới, giống tằm, kỹ thuật nuôi và các công đoạn ươm tơ, kéo sợi, dệt đã giúp tăng năng suất lao động so với trước. Nhu cầu về các sản phẩm từ tơ tằm đang lớn hơn nguồn cung nên giá bán kén đang rất cao là cơ hội thuận lợi để khôi phục, phát triển nghề truyền thống dâu tằm. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững nghề này là một quá trình lâu dài, phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng. Phải bảo đảm người trồng dâu, nuôi tằm có thu nhập cao thì mới thu hút được lao động nông thôn tham gia khôi phục sản xuất.

Các doanh nghiệp làm “đầu tàu” đầu tư nghề tơ tằm, cần chia sẻ hài hòa lợi ích cho người sản xuất trong chuỗi giá trị, là yếu tố quyết định”. Theo ông Nguyễn Trung Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, việc khôi phục và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa vừa tạo cơ hội phát triển làng nghề truyền thống, vừa phát triển du lịch. Còn ông Hồ Ngọc Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, địa phương sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp “đầu tàu” trong triển khai tạo vùng nguyên liệu. Song điều quan trọng là phải chứng minh cho người dân thấy được giá trị của cây dâu và con tằm cao hơn hẳn các loại cây, con khác, cũng như đầu ra sản phẩm tốt thì khâu vận động mới thuận lợi...

Ý tưởng “dòng sông lụa”

Làng lụa Hội An (Hoian Silk village) được xem là mô hình “Bảo tàng sống trong lòng di sản sống Hội An về nghề tơ lụa” với việc hoàn thiện quy trình ươm tơ dệt lụa, bổ sung hiện vật, trưng bày hiện vật tơ lụa của các nước châu Á thu hút đông đảo lượng khách tham quan, ăn uống, lưu trú. Mỗi tháng, lượng khách đến với làng lụa trung bình 20 - 27 nghìn lượt người, chủ yếu là khách Tây và khách Việt. Không dừng lại ở đó, ông Lê Thái Vũ - Tổng Giám đốc Công ty CP Tơ lụa Hội An cho biết, công ty đang hoàn thiện phương án xây dựng “Dòng sông lụa” trên sông Vu Gia - Thu Bồn trình các cấp xem xét, phê duyệt. Theo đó, dự án gồm nhiều hợp phần như khu trung tâm hội nghị và khu nghỉ dưỡng cao cấp ở vùng Duy Hải, khu định cư cao cấp nam sông Thu Bồn và khu công viên theo chủ đề.

Dự án sẽ gồm tổ hợp khu sản xuất thủ công truyền thống, trưng bày các thành phẩm tơ lụa và thổ cẩm; khu chế xuất các sản phẩm từ cây dâu tằm; khu bán hàng, spa, làm đẹp; khu vui chơi giải trí dân gian và hiện đại phục vụ du khách tham quan, du lịch. Du khách đến với Hội An sẽ đi du thuyền tham quan các vùng trồng dâu ở Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, trải nghiệm cảm giác sông nước, được tham quan bảo tàng tơ lụa Giao Thủy rồi theo sông nước trải nghiệm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng ở Duy Hải, Duy Xuyên. Làng lụa Mã Châu sẽ đóng vai trò là một trong những điểm tham quan làng nghề truyền thống, cũng là một trong những nơi cung ứng nguyên liệu tơ xuất khẩu. Ngoài bảo tồn văn hóa làng nghề truyền thống xứ Quảng, dự án còn tạo ra các điểm tham quan, trải nghiệm văn hóa cho du khách trong và ngoài nước. Còn bảo tàng Giao Thủy là nơi giới thiệu về trang thiết bị, quy trình sản xuất, miêu tả giống, vòng đời con tằm, các chất liệu, sản phẩm và mẫu mã...

Ông Vũ cho biết, hiện đầu ra của sản phẩm tơ tằm rất tốt do sự ổn định của thị trường tơ lụa thế giới, một mặt, Công ty CP lụa Hội An đã trở thành một thành viên của Hiệp hội Tơ lụa thế giới. Nhu cầu tiêu thụ mà công ty khảo sát được lên tới chục nghìn tấn tơ mỗi năm nên phải làm sao để tạo vùng nguyên liệu ổn định. Hiện công ty phối hợp với HTX Nông nghiệp Điện Quang triển khai trồng hơn 3ha dâu trên bãi biền của xã, phía công ty chuyển giao kỹ thuật trồng và nuôi tằm đến người dân; đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống dâu, dự kiến tháng 9.2018 sẽ tổ chức nuôi tằm để lấy tơ. “Chúng tôi muốn tạo ra “Dòng sông lụa” đi tới đâu thì yếu tố thi vị đi tới đó, từ đó trung tâm du lịch, khu du lịch sẽ mọc lên, các mô hình kinh tế trang trại mọc lên, tạo điểm du lịch cộng đồng. Nông dân không chỉ trồng, bao tiêu sản phẩm từ nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn sống được nhờ du lịch. Muốn biết người dân có hưởng lợi hay không thì hãy tham quan mô hình trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa của Bảo Lộc, Lâm Đồng để thấy rõ” - ông Vũ chia sẻ.

TRẦN BÍCH LIÊN - Nguồn Báo Quảng Nam

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm miền núi Quảng Nam năm 2024
Đại Lộc hỗ trợ phát triển 75 vườn với kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng
Đại Lộc tăng cường quản lý kiểm soát cơ sở giết mổ nhỏ lẻ
Cô gái Quảng mê làm nông nghiệp hữu cơ
Huyện Đại Lộc tham gia chương trình xúc tiến thương mại tại TP Hồ Chí Minh năm 2024 lần 2 (Từ ngày 28/11/2024 đến ngày 30/11/2024)
Đại Lộc tiếp sức phụ nữ khởi nghiệp
Xã Đại Sơn tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 và Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ V năm 2024
HUYỆN ĐẠI LỘC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2024
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
Khai mạc “Phiên chợ quê kết nối nông sản Đại Lộc” lần 2 năm 2024
    
1   2   3   4   5   6   7  
    
Các tin cũ hơn:
UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản
Liên kết sản xuất 150 ha lúa giống ở xã Đại Cường
Hội nghị tổng kết công tác quản lý kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện năm 2017; triển khai nhiệm vụ năm 2018
UBND xã Đại Đồng đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, cải tạo vườn tạp năm 2017
Đại hội thành lập Câu lạc bộ trang trại, gia trại chăn nuôi huyện Đại Lộc
Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2017 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018
Đại Lộc sơ kết 10 năm về hoạt động của kiểm lâm địa bàn cấp xã (2007-2017)
HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG
UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017
    
1   2   3   4