Đăng nhập

Tài khoản
KHỞI NGHIỆP TỪ CÂY CHÈ
Người đăng: ADMIN .Ngày đăng: 22/01/2021 .Lượt xem: 1607 lượt.

Từ lâu, bên cạnh uống chè tươi, người làng An Bằng, xã Đại Thạnh còn chế biến lá chè tươi thành chè khô với nhiều công đoạn công phu, nhằm bảo quản lâu hơn, cho ấm chè với hương vị càng đậm đà, đằm thắm khó quên. Thói quen uống chè xanh này đã trở thành tập quán, nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân vùng Đại Lộc (Quảng Nam).

     Với người dân xứ An Bằng, xã Đại Thạnh có tập quán uống nước chè xanh mỗi ngày và không nhà nào không trồng chè, nhiều thì cả vườn, ít thì vài cây để sử dụng uống quanh năm. Bát nước chè xanh đã đi vào tiềm thức dân gian, không thể thiếu trong mỗi cuộc hàn huyên gia đình, làng xóm, đón khách phương xa hay mỗi khi nhà, làng có việc Giỗ Chạp, Tết đến xuân về. “Thà rằng nhịn một bữa cơm/ Chứ không thể thiếu chè thơm An Bằng” là vậy. Loại chè thơm An Bằng, là thứ chè đồi, chè sẻ lá nhỏ, thơm ngon và người làng An Bằng ở vùng này cắt cành già, hái lá già chặt ra, giã phơi khô để dành trong nhà mà uống dần.

    Xã hội ngày một phát triển, qua thời gian nghề chế biến chè khô không được bao người gìn giữ và tập quán uống chè khô ở làng An Bằng, cả người dân xã Đại Thạnh và một số vùng phụ cận gần như rơi vào quên lãng khi lớp người già dần xế bóng. Trước đây, cả chợ Bến Dầu (xã Đại Thạnh), chuyên cung ứng chè tươi và khô cho các thương lái ngược xuôi từ thượng nguồn sông Thu Bồn xuống vùng hạ lưu thuộc Duy Xuyên và Hội An cũng mất đi.

    Nhận thấy vùng nguyên liệu chè của địa phương dồi dào của vùng đất mình đang sống. Được nhiều người khuyến khích, nên anh Ngô Văn Chi, người con làng An Bằng, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc nhiều năm qua tỉ mỉ tiếp thu phương thức truyền thống với mong muốn phát huy được những tiềm năng nhằm tạo ra hương vị chè khô đặc trưng của người làng An Bằng.

    Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, công việc ban đầu phải làm thủ công nên khá vất vả, nên anh Ngô Văn Chi tự mày mò tìm hiểu rồi đầu tư điều khiển máy móc, dần dần với kinh nghiệm nhiều năm làm thợ cơ khí, anh đã tự điều chỉnh và vận hành máy sấy khô chè một cách thuần thục mà vẫn đảm bảo chất lượng nhằm đảm bảo chè khô, giòn, giữ được lâu, cho chất lượng và hương vị thơm ngon và đậm đà. Với thương hiệu “Chè bancha An Bằng”.

   Thời gian đầu, anh Chi chỉ có những đơn hàng nhỏ lẻ. Năm 2017, sản phẩm mang hương vị truyền thống quê hương An Bằng của anh Chi đã được thị trường đón nhận. Loại chè bancha này chứa lượng rất ít caffein nên hạn chế chứng mất ngủ, lại tốt cho tiêu hóa, cân bằng lượng axít trong dạ dày và có nhiều dược tính nên được nhiều người lựa chọn. Nỗ lực đánh thức thương hiệu vùng chè truyền thống An Bằng, anh Chi dự định sẽ thiết kế lại mẫu mã bao bì chuyên nghiệp hơn, để thân thiện với môi trường, đồng thời tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm với chất lượng cao hơn để đưa sản phẩm “Chè bancha An Bằng” vươn ra thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Đặc biệt, là nỗ lực làm hồi sinh vùng chè An Bằng đứng trước nguy cơ mai một là rất đáng quý.

    Mới đây, “Chè bancha An Bằng”, của anh Ngô Văn Chi - người con xứ An Bằng, xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc), đã vinh dự tham gia Hội chợ Xuân - OCOP Quảng Nam năm 2021, thu hút nhiều khách hàng đến mua. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Ngô Văn Chi cho biết: Để thưởng thức bát nước chè khô sản phẩm “Chè bancha An Bằng”, mọi người nay không cần phải mua chè về rồi tự tay chế biến cực khổ, mà có thể tìm kiếm hương xưa trong sản phẩm “Chè bancha An Bằng”./.



Nguyễn Văn Sơn

[Trở về]
Các tin mới hơn:
HUYỆN ĐẠI LỘC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2024
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
Khai mạc “Phiên chợ quê kết nối nông sản Đại Lộc” lần 2 năm 2024
UBND xã Đại Minh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND huyện công nhận thôn Tây Gia đạt chuẩn Thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2023
ĐẠI LỘC – GẶP MẶT, ĐỐI THOẠI DOANH NGHIỆP ĐẦU XUÂN 2024
Nông dân Bàu Tròn xuống giống rau màu vụ Tết 2024
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
HUYỆN ĐẠI LỘC THAM GIA NGÀY HỘI QUẢNG BÁ SẢN PHẨM MIỀN NÚI QUẢNG NAM TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC NĂM 2023
Đại Lộc xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Đại Thắng nỗ lực trong phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân
Tín hiệu vui cho đầu ra sản phẩm rau của Đại lộc
UBND huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi năm 2019
Phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy dược phẩm ứng dụng công nghệ cao
UBND huyện Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình KT – XH 9 tháng đầu năm 2019
ĐIỆN LỰC ĐẠI LỘC: Tăng cường vận động khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
Đại Lộc được hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng đầu tư hạ tầng chợ
TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN CHỐNG RÁC THẢI NHỰA
Đại Lộc triển khai hoạt động hè năm 2019
Xã Đại Đồng tổ chức tập huấn sản xuất vụ Hè Thu năm 2019
    
1   2   3   4   5   6