Đăng nhập

Tài khoản
Quảng nam - Vùng đất giàu truyền thống, bản lĩnh và sáng tạo
Người đăng: ADMIN .Ngày đăng: 23/07/2021 .Lượt xem: 3939 lượt.

Ngược dòng lịch sử, vào tháng 6 năm Tân Mão 1471, năm Hồng Đức thứ hai, sau chiến thắng Trà Bàn, vua Lê Thánh Tông thành lậpđạo Thừa tuyên Quảng Nam, trở thành thừa tuyên thứ 13 của quốc gia Đại Việt. Đạo Thừa tuyên Quảng Nam lúc này là vùng đất rộng lớn, từ Nam sông Thu Bồn đến Bắc đèo Cù Mông, tỉnh Bình Định ngày nay, gồm 3 phủ, 9 huyện: Phủ Thăng Hoa gồm 3 huyện: Lê Giang, Hà Đông và Hy Giang (tương ứng với phần đất từ bờ nam sông Thu Bồn đến dốc Sỏi, địa giới tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).Phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Nghĩa Sơn, Bình Sơn và Mộ Hoa (tương ứng với phần đất của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn (tương ứng với phần đất của tỉnh Bình Định ngày nay).

       Trong suốt thời kỳ mở cõi về phương Nam,Quảng Nam là vùng đất “đầu sóng ngọn gió”, “phiên dậu phía Nam” của Tổ quốc.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng từng coi Quảng Nam là “đất yết hầu của miền Thuận Quảng”, là “đất dụng võ của người anh hùng”. Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho lập dinh trấn tại Thanh Chiêm. Từ năm 1613, sau khi Nguyễn Hoàng mất, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, cải cách xã hội; ông cho lập nhiều hải cảng để đón thương thuyền nước ngoài ghé vào buôn bán. Tàu bè của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên cập bến Hội An để mua các loại sản vật của xứ Quảng, nhờ đó Hội An đã trở thành thương cảng quan trọng nhất của Đàng Trong. Vào cuối thế kỷ XVII, từ cuộc du hành Quảng Nam của mình, Thích Đại Sán có viết về sự sầm uất và thịnh vượng của Hội An – Faifonhư sau: “Xa trông cách bờ, cột buồm như rừng tên xúm xít, hỏi ra mới biết đó là đoàn thuyền chở lương, đậu chờ gió tại cửa Hội An vậy... Hai bên bờ nhà cửa đông đúc, người đi đường xôn xao, kẻ gánh người gồng, người ta đã đi chợ sáng”. Sự giao thoa, hội nhập văn hóa ở Hội An đã làm cho đô thị thương cảng này có những nét riêng độc đáo, thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán… Trải qua thời gian và chiến tranh, Hội An vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có của mình. Với những giá trị độc đáo, đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

       

       Đất Quảng cũng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, với truyền thống hiếu học, Quảng Nam đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước.Xứ Quảng Nam nổi tiếng là đất học với các danh hiệu để tiếng thơm muôn đời saunhư: “Ngũ phụng tề phi”, “Tứ hỗ”, “Tứ kiệt”, “Ngũ tử đăng khoa”… Những nhà yêu nước của thế kỷ trước như: Phạm Phú Thứ, Trần Cao VânTrần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Bá Phiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành… là những tấm gương sáng về truyền thống hiếu học, yêu nước, đem tài năng, tâm huyết, cả tính mệnh của mình để phục vụ cho dân, cho nước. Truyền thống hiếu học vẫn tiếp tục được phát huy.Nhiều người Quảng đã được phong hàm giáo sư như Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh; Hoàng Châu Ký;Hoàng Phê, Diệp Quang Ban; Hoàng Tụy, Nguyễn Chánh Tú;Nguyễn Tấn Quý; Lê Văn Căng; Trần Văn Thọ... là minh chứng cho bản lĩnh và tài năng của con ngườixứ Quảng.

      Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Quảng Nam là một trong những nơi mà các phong trào yêu nước lúc đương thời đã tạo nên những tiếng vangnhư: Phong trào Nghĩa Hội Cần Vương với các sĩ phu Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Đỗ Đăng Tuyển; phong trào Duy Tân với các chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lê Cơ…; Duy Tân Hội và phong trào Đông Du với các chí sĩ Tiểu La Nguyễn Thành, Châu Thượng Văn, Đỗ Đăng Tuyển…. Tiếp đó là Phong trào chống sưu, chống thuế năm 1908 khởi đầu tại Đại Lộc, Quảng Nam,rồilan nhanh đến 10 tỉnh Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Đất Quảng cũng là quêhương của nhiều nhà chí sĩ đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội năm 1916 như: Thái Phiên, Trần Cao Vân, Đỗ Tự, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương…

      Quảng Nam là một trong những nơi sớm truyền bá tư tưởng cộng sản và thành lập Đảng bộ tỉnh (vào ngày 28/3/1930) chỉ hơn một tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trong cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quảng Nam là một trong bốn địa phương giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Quảng Nam được coi là “Mảnh đất thánh của Khu 5”là vùng tự do,là hậu phương quan trọng để chống thực dân Pháp. Trong 21 năm chống Mỹ, Quảng Namlà nơi được Liên Khu ủy 5, Khu ủy 5, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đóng chân, xây dựng căn cứ. Từ việc mở đầu phong trào đồng khởi với cuộc khởi nghĩa vũ trang tại làng Ông Tía (năm 1960), Quảng nam đã làm nênchiến thắng Núi Thành “trận đầu đánh Mỹ”, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” vào ngày 17/9/1967. Cùng với đó là những chiến công vang dội như Điện Ngọc, Thủy Bồ, Mộc Bài, Hương An - Bà Rén, Xã Đốc, Cấm Dơi, Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức..., góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Vân Thu

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đại Lộc nỗ lực xóa nhà tạm
Đại Cường tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng xã Lộc Phước
Xã Đại Phong ra mắt Phòng đọc sách tại khu văn hoá thôn Mỹ Hảo
Lãnh đạo huyện thăm và chúc mừng ngày thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRÁC, PHÓ BÍ THƯ XỨ ỦY TRUNG KỲ, KIÊM BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG NAM (04/11/1904-04/11/2024)
Huyện Đại Lộc tổ chức Vui hội trăng rằm
Giải Việt dã huyện Đại Lộc năm 2024
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ TRAO HỌC BỔNG 500 TRIỆU ĐỒNG CHO HỌC SINH HỌC GIỎI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN, NĂM HỌC 2023-2024
HƠN 30.000 HỌC SINH HUYỆN ĐẠI LỘC BƯỚC VÀO NĂM HỌC MỚI 2024-2025
Xã Đại Tân tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập xã (29/8/1994 - 29/8/2024)
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Đại Thắng phát động quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Lãnh đạo huyện thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/20201)
Hội thảo khoa học “Cuộc đời và sự nghiệp chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển”
Lễ viếng hương mộ chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển
Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã Đại Hồng phối hợp với Trường THCS Phù Đổng tổ chức Ngày hội đọc sách cho các em học sinh
Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Lễ hội Bà Phường Chào
HUYỀN THOẠI BÀ VÀ HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
Đại Lộc đạt 3 giải Nhất và 12 Huy chương vàng Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2020 - 2021
Xã Đại Nghĩa tổ chức Giải Bóng bàn xã Đại Nghĩa năm 2021
Lễ phát động “Tết trồng cây” xuân Tân Sửu năm 2021
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10